Côn Sơn - Kiếp Bạc: Nơi thờ phụng các anh hùng dân tộc nhà Trần và Hậu Lê

Nếu bạn là người ưa thích lịch sử Việt Nam thì chắc hẳn không quên chiến thắng lịch sử của nhà Trần trong ba lần chống quân Nguyên Mông. Vậy hãy tìm hiểu Côn Sơn - Kiếp Bạc nơi có những di tích lịch sử liên quan đến chiến thắng đó nhé.

Mục lục
[ Ẩn ]
Côn Sơn - Kiếp Bạc
Côn Sơn - Kiếp Bạc

1. Côn Sơn - Kiếp Bạc ở đâu?

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một quần thể gồm các di tích lịch sử liên quan đến các cuộc chiến chống quân xâm lược của nhà Trần xưa và các danh nhân văn hoá anh hùng dân tộc Việt Nam.

Côn Sơn - Kiếp Bạc nằm trong một vùng núi non hùng vĩ thuộc địa bàn của thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương là một di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam

2. Lịch sử hình thành Côn Sơn - Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn gồm 2 phần chính: khu vực chùa Côn Sơn và khu vực đền Kiếp Bạc. Theo sách cổ truyền lại thì 2 khu vực được xây dựng trong khoảng giữa thế kỉ XIII - XV để thờ phục các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc thời Trần và Hậu Lê, thờ Phật. Đã qua nhiều lần tu sửa và vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ.

Năm 2010, nơi đây được nhận phê duyệt quyết định kế hoạch bảo tồn tổng thể di tích lịch sử - văn hoá Côn Sơn - Kiếp Bạc và đến năm 2012, được công nhận là 1 trong 62 khu di tích quốc gia đặc biệt.

Khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc
Khu di tích lịch sử Côn Sơn - Kiếp Bạc

3.Cách di chuyển tới Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đến Côn Sơn - Kiếp Bạc có khá là nhiều cách di chuyển, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây để đưa ra lựa chọn hợp lý.

3.1. Đi bằng xe khách 

Bạn có thể ra bến Mỹ Đình và bắt những chuyến xe có tuyến Hà Nội – Quảng Ninh (những tuyến này đều đi đến Hải Dương) như Kalong, Kumho Việt Thanh, Đức Phúc. Giá vé cho chặng đường bạn dao động khoảng từ 70.000 - 100.000VNĐ/một chiều. Bạn hãy nhớ nhắc và dặn dò nhà xe cho xuống tại ngã 3 Sao Đỏ để bắt xe ôm, taxi đến di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Trong trường hợp bạn muốn đi nhiều người và muốn nhà xe đi theo lộ trình của bạn thì VietFast xin giới thiệu cho bạn dịch vụ cho thuê xe có lái cho thuê xe du lịch để bạn tham khảo.

3.2. Đi bằng ô tô riêng

Khi bạn di chuyển bằng ôtô riêng thì bạn có thể di chuyển theo lộ trình đi từ Cầu Thanh Trì -> Đi thẳng lên đường I -> rẽ sang đường 18 hướng đi Phả Lại -> Đi thẳng đến cầu Phả Lại -> Đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ -> Đi thẳng 1km theo hướng đi Quảng Ninh -> Rẽ trái sẽ thấy biển báo đi Côn Sơn – Kiếp Bạc -> Đi thẳng là tới nơi.

Hà Nội - Côn Sơn Kiếp Bạc
Hà Nội - Côn Sơn Kiếp Bạc

3.3. Đi bằng xe máy

Đi bằng xe máy cũng là một lựa chọn không tệ cho bạn nếu bạn là một người thích ngao du ngắm cảnh ven đường. Với lộ trình di chuyển cũng như lộ trình của ô tô riêng thì bạn đi với quãng đường gần 91km và ngồi xe trung bình khoảng 2h đồng hồ.

4. Khám phá Côn Sơn - Kiếp Bạc

Với vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, cổ kính quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc luôn có những nét độc đáo riêng trong mỗi kiến trúc di tích cấu thành nên nó.

4.1. Khu vực chùa Côn Sơn

  • Chùa Côn Sơn: có tên Nôm là chùa Hun hay tên khác là Thiên Tư Phúc Tự, Côn Sơn Tự thờ tự Phật và các thần của bên Đạo giáo được xây dựng vào thế kỉ XIV qua nhiều lần tu sửa hiện nay kiến trúc của chùa gồm có sân trước, tam quan, hồ bán nguyệt, tiền đường, thiêu hương, thượng điện, điện Mẫu, nhà Tổ, vườn tháp, … và các công trình phụ khác.
  • Tả hữu hậu hành lang: hai dãy hành lang trái phải trải dài, mỗi bên có 29 gian nhà.
  • Đền thờ Nguyễn Trãi: thờ danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi mới được xây dựng năm 2000 gồm 15 hạng mục trong đó Đền Chính có mặt bằng dạng chữ Công và rộng 2000m2.
  • Đền thờ Trần Nguyên Đán:  thờ quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, được dựng trên mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm bái đường ( 2 tầng, 8 mái) và hậu cung ( nơi đặt tượng Trần Nguyên Đán). Cạnh đền thờ là dấu tích nền nhà cũ của ông, hiện được bảo tồn nguyên trạng.
  • Đăng Minh bảo tháp: giữa khu vườn tháp, ở phía trên giếng Ngọc, là Đăng Minh bảo tháp - tháp Tổ Huyền Quang - vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm.
Một góc chùa Côn Sơn
Một góc chùa Côn Sơ

Ngoài ra, ở khu vực chùa Côn Sơn còn có các di tích khác như Núi Ngũ Nhạc, Bàn cờ tiên, Hồ Côn Sơn, Suối Côn Sơn,...

4.2. Khu vực đền Kiếp Bạc

  • Đền Kiếp Bạc: còn có tên là  đền Kiếp, đền Vạn Kiếp, đền Trần Hưng Đạo thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đền nằm trong thung lũng Kiếp Bạc trên 1 khu đất rộng 13.5km gồm quần thể kiến trúc độc đáo như trạm hạ mã, đường thần đạo, nghi môn, sân đền, tả hữu thành các, giếng mắt rồng, tắc môn, nhà giải vũ, đền chính. Đền Chính gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.
  • Sinh từ: là khu vực thờ khi Hưng Đạo vương còn sống nhằm ca ngợi công lao to lớn của ông với nước nhà.
  • Đền Nam Tào: thờ quan Nam Tào, cách đền Kiếp Bạc 500m về phía Tây Nam, thuộc thôn Dược Sơn. 
  • Đền Bắc Đẩu: thờ quan Bắc Đẩu, được xây dựng trên đỉnh núi Bắc Đẩu.
  • Vườn Dược Sơn: Tương truyền, đây là vườn thuốc Nam, do Trần Hưng Đạo trồng trên núi Dược Sơn, nay là thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo.
Một góc đền Kiếp Bạc
Một góc đền Kiếp Bạc

Ngoài ra, khu vực đền Kiếp Bạc còn có các thắng cảnh không thể bỏ lỡ khác như: Ao Cháo, Hang Tiền, Sông Vang - Xưởng Thuyền, Núi Trán Rồng, Sông Lục Đầu - Cồn Kiếm,..

5. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc

Từ xưa tới nay, Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở Việt Nam. 

Trải qua thời gian, thăng trầm lịch sử nhưng các lễ hội truyền thống, đời sống văn hoá ở nơi đây vẫn được duy trì gần như nguyên vẹn vì vậy nơi đây trở thành một yếu tố không thể thiếu trong tín ngưỡng tâm linh văn hoá của Việt Nam.

Chính vì vậy, hàng năm Côn Sơn - Kiếp Bạc đón tiếp hàng chục ngàn du khách tới tham quan, cầu may, xin lộc nhất là khi hội Côn Sơn mở (bắt đầu từ 15/1 âm lịch cho tới hết tháng 1 âm lịch) và lễ hội đền Kiếp Bạc được tổ chức (từ ngày 16/8 - 20/8 âm lịch) để tưởng nhớ Hưng Đạo vương. 

Du khách nô nức đến lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc
Du khách nô nức đến lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc

6. Đặc sản Côn Sơn - Kiếp Bạc 

Khi đến với Côn Sơn - Kiếp Bạc bạn sẽ được thưởng thức những đặc sản ở nơi đây như là:

  • Bánh đậu
  • Bánh gấc
  • Bánh gai,...
Bánh Gai
Bánh Gai

7. Lưu ý khi đi Côn Sơn - Kiếp Bạc

Do Côn Sơn - Kiếp Bạc là khu di tích quốc gia đặc biệt nên khi tới đây bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Ăn mặc quần áo lịch sự, kín đáo, thoải mái không mặc váy hay quần quá ngắn. Nên đi giày vải hoặc giày bệt
  • Giữ gìn vệ sinh, quang cảnh thiên nhiên nơi đây, không vứt rác bừa bãi hay ngắt cành nơi đây.
  • Khi đi vào mùa lễ hội nên lên các phương án để bảo quản đồ dùng tài sản cá nhân.
  • Tránh chơi các trò chơi ven đường,...

Trên đây là các kiến thức bạn nên biết về Côn Sơn - Kiếp Bạc mà VietFast chia sẻ. Kính chúc bạn có các chuyến đi thuận lợi và vui vẻ!!

>> Có thể bạn quan tâm: Chùa Cái Bầu - Chốn linh thiêng Quảng Ninh

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)