Núi Yên Tử - Trốn tâm linh nhất định phải đến một lần trong đời

Núi Yên Tử - Vừa là chốn linh thiêng đồng thời là điểm du lịch tâm linh mà bạn nên ghé thăm. Nơi đây, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. 

Mục lục
[ Ẩn ]
Nhiều du khách check in tại núi Yên Tử
Nhiều du khách check in tại núi Yên Tử

1. Núi Yên Tử ở đâu? 

Núi Yên Tử nằm ở giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Núi cao khoảng 1.120 m so với mặt nước biển. Để đến được đỉnh núi bạn phải trải qua hàng nghìn bậc đá. 

Tuy nhiên, hiện nay đã có hệ thống cáp treo hiện đại, đưa bạn vượt qua đoạn đường 6km leo bộ và ngắm được vẻ đẹp của núi Yên Tử từ trên cao.

2. Lịch sử hình thành núi Yên Tử 

Núi Yên Tử ngày nay vẫn còn những bãi đá muôn hình vạn trạng, là dấu tích kiến tạo vỏ Trái Đất cách đây hàng triệu. Trong lòng núi có mỏ than lớn, rừng đại ngàn che phủ, muôn dải núi đề chầu về Yên Tử với vẻ đẹp như tranh Thủy Mặc.

3. Sự tích chùa Yên Tử 

Núi Yên Tử trở thành trung tâm Phật Giáo của Việt Nam khi vua Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng và khoác lên mình áo cà sa để tu hành. Ông đã cho thành lập Thiền Trúc Lâm Yên Tử - một dòng Phật giáo đặc trưng của nước ta.

Ông đã cho xây dựng rất nhiều công trình lớn nhở trên núi Yên Tử để làm nơi truyền kinh, giảng đạo và tu hành. Sau khi ông qua đời, vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm đã cho xây dựng thêm 800 ngôi chùa, tháp, am lớn nhỏ với hàng nghìn pho tượng có giá trị.

4. Khám phá núi Yên Tử 

Lễ hội chùa Yên Tử diễn ra vào ngày 10 tháng giêng Âm lịch hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử. Vậy đi chùa Yên Tử cầu gì? Đây là mảnh đất thiêng liêng và du khách hành đến đây nên cầu sức khỏe, bình an không nên cầu tiền tài, địa vị, vật chất. Đây cũng là địa điểm du lịch Tết miền Bắc nhiều người lựa chọn đi đầu năm. 

4.1. Đông Yên Tử - Uông Bí, Quảng Ninh

Lộ trình đầu tiên khám phá núi Yên Tử khá dài, nếu bạn có thời gian và sức khoẻ thì nên tham khảo lộ trình này nhé. 

4.1.1. Chùa Trình Yên Tử

Chùa Trình hay chùa Bí Thượng nằm ở làng Bí Thượng, tỉnh Quảng Ninh, được xây dựng thời Hậu Lê. Chùa hướng Tây Nam, được thiết kế theo kiểu kiến trúc chữ Nhất, có diện tích gần 20m2. 

Đầu thế kỉ XX, chùa bị hỏa hoạn. Bà Phật tử họ Bùi đã phục dựng lại theo kiến trúc chùa Định. Diện tích rộng hơn chùa cũ với 3 gian tiền đường, 1 gian hậu cung. 

Chùa bị phá hủy trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 1993 được xây dựng lại theo kiến trúc nhà cấp 4 với 3 gian. Năm 2006, chùa được xây dựng với quy mô rộng lớn và trở thành trụ sở của Bạn trị sự Giáo hội Phật giáo Quảng Ninh. 

Cổng vào chùa Trình tại núi Yên Tử
Cổng vào chùa Trình tại núi Yên Tử

4.1.2. Chùa Suối Tiên

Bạn di chuyển từ quốc lộ 18A rẽ vào Yên Tử 2km và qua dốc Cửa Ngăn nhìn xuống sẽ thấy chùa Suối Tiên bên dòng nước tỏa bóng cây đại thụ. Chùa Suối Tiên tọa lạc trên thế đất tựa đầu Rùa, là con vật thứ 3 trong tứ linh nên rất thiêng.

Tiếng suối Tiên bên cạnh réo rắt, hòa với tiếng chim rừng lảnh lót, muôn hoa đua nở. Để người sau được tắm dòng suối mát dưới bóng cây, vua cho trồng cây đa cạnh bờ suối. Cây đa bây giờ chỉ là nhánh đa thở trước còn sót lại, gốc cây được trổ thành năm chạc như bàn tay Phật

4.1.3. Chùa Cầm Thực

Tương truyền rằng vào thời vua Trần Nhân Tông cùng đệ tử Bảo Sái xuống suối tắm gội xoá sạch bụi trần để vào Yên Tử. Đến trưa, phát hiện cơm chay thầy đã dùng bố thí cho người hành khất ở Cửa Ngăn. Vua cùng cùng đệ tử uống nước suối thay cơm.

Để ghi nhớ sự tích, người xưa đặt tên chùa là Cầm Thực. Nghĩa là không ăn để ghi nhớ đức hạnh bố thí chúng sinh của 2 thầy trò.

Chùa Cầm Thực nằm trên một đỉnh núi tròn như “mâm xôi”.  Dấu tích nền móng của ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ “Nhất” với 6 gian. Chùa Cầm Thực là nơi thực hành tịch cốc (không ăn) để tịnh hóa thân thanh tịnh trước khi vào Cõi Phật.

4.1.4. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - Chùa Lân

Chùa Lân nằm trên một ngọn núi hình Kỳ Lân nằm phủ phục, nên được đặt tên theo hình dáng núi. Ngôi chùa nằm vị trí cửa ngõ khi đi vào trung tâm Yên Tử. Chùa có hệ thống kiến trúc nguy nga nhất hệ thống ở Yên Tử với diện tích hơn 125.000 mét vuông.

Kỳ Lân trong Phật giáo là con vật tinh tường soi thấu tâm lý của con người. Theo lộ trình thăm quan Yên Tử, du khách ai cũng phải đi qua cổng chùa Lân và vượt qua 9 suối để vào núi Yên Tử. Được ví như vượt qua 9 tầng trời để tới được cảnh giới nhà Phật.

4.1.5. Chùa Giải Oan Yên Tử

Chùa Giải Oan được xây dựng thời vị tổ thứ 2 của phái thiền Trúc Lâm Yên Tử. Ngày nay, được xây dựng lại dưới nền móng cũ của ngôi chùa thời Trần, nơi lập Đàn tràng giải oan cho hồn các Cung Tần Mỹ Nữ.

Chùa nằm ngay chân núi Hòn Ngọc. Trước chùa là dòng suối Giải Oan với phong cảnh hữu tình như du khách đang ở chốn bồng lai tiên cảnh nơi trần gian. Cửa chùa làm bằng gỗ lim, trước cửa chùa đặt lầu hương 3.2 m với hai mái cong, trang trí hoa văn cổ. Bốn trụ cột lầu hương trang trí võng hoa Tùng, Cúc, Trúc, Mai.

Hình ảnh cầu Giải Oan Yên Tử
Hình ảnh cầu Giải Oan Yên Tử

4.1.6. Am Lò Rèn

Đi từ chùa Giải Oan, theo đường lên núi 800m, rẽ phía trái 20m là Am Lò Rèn. Nay Am chỉ còn là dấu tích ngày xưa.  Trước đây, Am là nơi rèn đúc các dụng cụ như cuốc, xẻng hay đồ lao động cho nghề trồng hoa, dược liệu. Ngoài ra, am cũng để chế tạo những dụng cụ cho đời sống sinh hoạt của các Thiền sư và các Phật tử nơi đây như kéo, dao,…

4.1.7. Đường Tùng

Đi tiếp 200m từ Am Lò Rèn là đường Tùng dìa hơn trăm mét. Người xưa trồng rất nhiều Tùng ở hai bên đường, có những cây đã vài trăm năm tuổi, thân gốc đã thành cổ thụ. 

Đường Tùng là con đường chính hàng hương lên cõi Phật. Nhiều người cho rằng Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông cùng đệ tử đã trồng tùng ở đây và nhiều nơi khác trên núi Yên Tử.

4.1.8. Rừng Trúc

Cạnh đường Tùng là rừng Trúc với những cây Trúc rải khắp núi Yên Tử, từ chân núi lên suốt đỉnh núi. Trúc mọc thẳng, quần tụ thành rừng là biểu tượng cho sự đoàn kết cùng sức sống kiên cường.

Rừng Trúc theo tên cổ là Trúc Lâm. Ngoài ra, tên Trúc Lâm cũng là từ xuất hiện nhiều trong lịch sử Phật Giáo, từ là tên của chỉ địa điểm, tên hiệu đến các trường phái. 

4.1.9. Vườn Tháp Huệ Quang

Từ Hòn Ngọc, ven theo các bậc đá sẽ tới Vườn Tháp Huệ Quang. Vườn tháp Huệ Quang tọa nằm trên vùng đất với thế hàm rồng thờ ngọc cốt. Là nơi các thế hệ Thiền sư tu hành tại Hoa Yên qua các thời Trần, Lê. 

Tại Vườn Tháp là lăng Quy Đức, trong lăng lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Lăng này do vua Trần Anh Tông cùng Đệ nhị Tổ Pháp Loa và các tăng môn của Trúc Lâm Yên Tử xây dựng vào năm 1309.

Vườn Tháp Huệ Quang Yên Tử
Vườn Tháp Huệ Quang Yên Tử

4.1.10. Chùa Hoa Yên Yên Tử

Chùa Hoa Yên với độ cao 535m, là ngôi chùa lớn nhất tại núi Yên Tử nên còn có tên gọi khác là chùa Cả. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, lấy hiệu là Phù Vân.

Chùa Hoa Yên được xây dựng lại vào thời nhà Nguyễn, có kiến trúc 5 gian hình chữ Đinh. Chùa nằm tại nơi có đầu rộng, đuôi mắt rồng là nơi dựa tháp tổ, hai dãy núi hai bên như những cánh tay rồng ôm lấy con đường dẫn tới chốn Phật tử

4.1.11. Chùa Một Mái

Chùa Một Mái là Am Ly Trần dưới thời Trần, nơi đây với phong cảnh tĩnh lặng, tránh xa trần tục của trần gian. Đây thường là nơi vua Trần Nhân Tông đến để đọc sách, soạn kinh. Sau khi đức vua hiển Phật, người đời sau đã lập chùa ở Nam này. 

Chùa nằm ở vị thế rất độc đáo, đường vào chùa mem theo vách đá chênh vênh. Kiến trúc chùa là bốn gian đơn thuần, hai hồi chùa chính là vách đá, tường phía trước là những tấm gỗ được ghép lại với hai cửa sổ chắn song.

4.1.12. Chùa Vân Tiêu

Chùa Vân Tiêu có ý nghĩa là chùa trong tầng mây. Nằm tại dãy núi phía tây của Yên Tử. Dãy núi này như tường thành chắc chắn, kiên cố chắn ngang luồng gió. Chùa hồi xưa chỉ là một Am nhỏ, tên là Am Tử Tiêu. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông hiển phật, Âm đã được xây thành chùa lớn. 

4.1.13. Chùa Bảo Sái

Chùa Bảo Sái mang tên người đệ tử thân cận nhất của vua Trần Nhân Tông trong thời gian tu hành tại đây. Chùa cao trên 700m, vào thời vua Trần tu hành, nơi đây chỉ có am trong động. 

Am có tên gọi là Ngộ Ngữ Viên, sau này là nơi biên soạn và lưu giữ kinh văn của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền sư Bảo Sái chính là người được vua Trần giao cho việc biên tập và ấn tổng kinh văn chuyển xuống các chùa khác để truyền giải thiền Tông.

Chùa Bảo Sái Yên Tử
Chùa Bảo Sái Yên Tử

4.1.14. Thác Ngự Dội

Thác Ngự Dội tương truyền là nơi vua Trần Nhân Tông ngự tắm. Thác được tạo thành từ một nhánh của suối Khe Rồng dẫn nước ngầm từ lưng Yên Tử xuống.

Thác Ngự Dội có dòng nước uốn lượn, chảy qua các thềm đứt gãy kiến tạo khi vượt qua các địa hình đứng mà thành. Thác cao 18m so với mực nước biển

4.1.15. Am Thiền Đình

Gần thác Ngự Dội là Am Thiền Định, vốn là nơi tọa thiền của vua. Am xưa nay đã không còn nữa, chỉ còn lại nền âm cổ kính. Am Thiền Đình hàng năm vẫn thu hút du khách bốn phương đến thăm. Qua Am Thiền Đình, du khách có thể nhìn thấy Thác Vàng và Thác Ngự Dội.

4.1.16. Thác Vàng 

Thác Vàng được tạo thành từ nhánh thứ hai của suối Long Khê, ngọn thác đổ xuống phía Tây thác Ngự Dội. Thác Vàng cao 14,5m. Hai con thác Ngự Dội và thác Vàng có dòng nước đẹp nhất từ tháng Năm đến tháng Tám hàng năm. Nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan ngắm cảnh.

4.1.17. Tượng An Kỳ Sinh 

Tại đỉnh núi Yên Tử có một pho tượng đá đầy rêu phong, mặt hướng phía Tây. Theo sự tích kể lại rằng, đây là ngôi tượng của một vị võ sĩ đạo dưới thời Tần Thủy Hoàng, từng qua Yên Tử để luyện linh đan.

Pho tượng đứng hiên ngang trên mảnh đất rộng, cách tháp khoảng 200m. Đây là nơi cao nhất của dãy núi Yên Tử, được người đời mệnh danh là non thiêng đệ nhất danh thắng.

4.1.18. Tượng Phật Hoàng Nhân Tông

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Tượng Phật Hoàng Nhân Tông là sự tôn vinh công đức của Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông với đạo pháp nói riêng và toàn dân tộc Việt Nam nói chung. Ban trị sự giáo hội Quảng Ninh tổ chức lễ khởi công đúc tượng vào năm 2009. Tượng Phật Hoàng cao 12,6m và nặng 138 tấn. Được đúc bằng đồng khối nguyên chất.

4.1.19. Cổng trời bia Phật

Để tới chùa Đồng, du khách cần luồn qua khe những tảng đá lớn xếp tự nhiên, được ví như Cổng Trời. Bãi đá trông như hàng nghìn linh quy chầu về đỉnh Yên Tử. Gần cổng Trời, có bia đá tự nhiên gọi là bia Phật. Mặt trước của mặt bia tạc hàng chữ lớn, nay đã mờ chỉ còn từ “Phật”. Phía dưới chữ Phật là hàng ngang 4 chữ “Tứ Tự Hồng Danh”

4.1.20. Chùa Đồng yên Tử

Chùa Đồng tọa lạc tại đỉnh cao nhất dãy Yên Tử, nổi tiếng với cảnh sắc mê đắm lòng người. Chùa Đồng được công nhận là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất và nằm ở độ cao cao nhất của nước ta. Vậy chùa Đồng Yên Tử Quảng Ninh thờ ai? Ngôi chùa hiện thờ Phật Thích Ca cùng với 3 pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm.

4.2. Tây Yên Tử - Đông Triều, Quảng Ninh 

Lộ trình thứ ba khám phá núi Yên Tử là Tây Yên Tử - Đông Triều, Quảng Ninh. Lộ trình này không có quá nhiều điểm tham quan. Nếu bạn không có nhiều thời gian và đi cùng người có tuổi thì lựa chọn lộ trình này khá hợp lý. 

4.2.1. Đền An Sinh

Đền An Sinh là nơi thờ tự và tế lễ các vị vua Trần và là một trong những di tích nổi tiếng của nơi đây. Đền cũng là trung tâm tín ngưỡng dưới thời Trần, Lê, Nguyễn của nước ta. 

Ngày 20/08 âm lịch hàng năm, đền An Sinh mở hội An Sinh rất long trọng. Nghi lễ bao gồm lễ tế dâng hương và phần hội bao gồm các hoạt động thể dục thể thao và trò chơi dân gian. 

4.2.2. Di tích Đô Kiệu (Đỗ Kiệu)

Đô Kiệu cách Cửa Phủ khoảng 1000m về phía thượng nguồn suối Phủ Am Trà. Nơi đây là vị trí ngã 3 của 2 dòng suối đổ vào suối Phủ Am Trà. 

Theo truyền thuyết, đô kiệu chính là nơi dừng kiệu. Tại Đô Kiệu hiện nay còn để lại nhiều điểm di tích nhỏ, được phân bổ thành hai khu.

4.2.3. Khu di tích Đá Chồng

Dưới chân núi Bảo Đài là ngọn núi kỳ lạ, nơi không chỉ có những bãi đá xám xịt khổng lồ. Núi này được người dân địa phương hay gọi là Đá Chồng. 

Núi Đá Chồng hoang sơ,yên tĩnh và thanh bình. Không khí tại đây rất trong lành, nhẹ nhàng và thoáng đãng.

 

Núi đá Chồng Yên Tử
Núi đá Chồng Yên Tử

4.2.4. Chùa Hồ Thiên

Chùa Hồ Thiên nằm ở sườn núi Phật Sơn. Được xây dựng thời nhà Trần và được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. 

Chùa nằm giữa chừng núi, gắn với Trúc Lâm Tam Tổ. Chùa có 2 phần là phần di tích cổ và phần mới phục dựng sau này.

4.2.5. Am Ngọa Vân

Am Ngạo Vân cao 500m so với mực nước biển. Với địa thế đẹp tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân. Am này là di tích quan trọng của Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

4.3. Tây Yên Tử - Bắc Giang 

Lộ trình thứ 3 khám phá núi Yên Tử là Tây Yên Tử - Bắc Giang. Lộ trình này không có quá nhiều điểm đến, nhưng không vì thế mà sức hút nơi đây bị giảm đi. Mọi người cùng Viet Fast khám phá nhé. 

4.3.1. Chùa Vĩnh Nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm (chùa Đức La). Chùa được công nhận là trung tâm Phật giáo và là di tích quốc gia đặc biệt của nước ta. 

Trong chùa có nhiều bức tượng Pháp với đủ loại kích thước khác nhau. Nổi bật trong chùa là chiếc mõ được sơn đen bóng, dài nửa mét với các lỗ thoát âm phát ra âm thanh lạ tai. 

4.3.2. Chùa Am Vãi

Chùa An Vãi được xây dựng vào thời nhà Lý. Trước đây, chùa có quy mô bề thế nhưng qua thời gian chỉ còn lại hai ngôi tháp cổ.

Chùa luôn thu hút đông đảo du khách muôn phương về thăm, đặc biệt là dịp hội chùa tháng 3 âm lịch. Những năm 90 thuộc thế kỉ 20, chùa được nhân dân phục dựng trên nền đất cũ.

4.3.3. Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ

Suối Mỡ là dòng suối chảy quanh thung lũng Huyền Đinh. Nơi đây có rất nhiều dòng thác lớn nhỏ tung bọt trắng xóa. 

Cảnh đẹp nơi đây nổi tiếng với đoạn suối có năm bậc thách mẹ con từ Thượng tầng đến Trung Tầng. Nơi đây thờ phụng công chúa Quế Mỵ Nương thời Hùng Vương.

 

Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ Yên Tử
Khu di tích – danh thắng Suối Mỡ Yên Tử

4.3.4. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có diện tích là 13.022 ha. Nơi đây toàn bộ là đất rừng và đất lâm nghiệp.

Bên cạnh việc bảo tồn nhiều loại động thực vật quý hiếm thì nơi đây còn nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt trần. Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử được khai thác với 4 tuyến du lịch chính.

5. Kinh nghiệm du lịch chùa Yên Tử 

Đối với những bạn đến chùa Yên Tử lần đàu tiên còn khá bỡ ngỡ vì nơi đây quá rộng và nhiều chùa chiền. Không biết di chuyển, đi thăm quan ở đâu trước, ăn uống như thế nào? Bạn yên tâm những vấn đề này đã có Viet Fast lo rồi nhé. Đến Yên Tử - Địa điểm du lịch mùa Đông là ý tưởng thú vị đấy bạn nhé. 

5.1. Cách di chuyển đến núi Yên Tử

Chùa Yên Tử cách Hà Nội bao xa? Chùa Yên Tử cách Hà Nội một đoạn đường 130m. Tùy vào vị trí bạn ở mà nên chọn phương tiện cũng như con đường phù hợp để di chuyển.

5.1.1. Từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc

Từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, bạn có nhiều lựa chọn như đi theo đường quốc lộ 1 hoặc đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đường khá dễ đi và dễ tìm theo Google Map. Bạn nên chọn phương tiện như xe máy, xe ô tô hay dịch vụ cho thuê xe để tiện di chuyển.

5.1.2. Từ miền Nam và Tây Nguyên

Đối với các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên. Lựa chọn hợp lý nhất là máy bay với những tỉnh có sân bay với đường bay thẳng đến Hà Nội hoặc xe khách Bắc – Nam để đến thủ đô. Từ đây lựa chọn thuê xe hoặc tìm đến các công ty cho thuê xe du lịch di chuyển lên Quảng Ninh.

5.2. Đặc sản tại núi Yên Tử - Đặc sản của Bắc Giang và Quảng Ninh

Nếu có dịp đến với núi Yên Tử, bạn nhất định phải thử qua 7 món đặc sản nổi tiếng sau:

  • Măng Trúc Yên Tử
  • Bánh chè Lam Yên Tử
  • Đặc sản bánh chè Lam Yên Tử
  • Rau Dớn Yên Tử
  • Rượu mơ Yên Tử
  • Mật ong hoa rừng Yên Tử
  • Nem chua Quảng Yên
  • Trầu một lá Yên Tử
Bánh chè Lam - Đặc sản tại Yên Tử
Bánh chè Lam - Đặc sản tại Yên Tử

6. Lưu ý khi đến núi Yên Tử

  • Không vứt rác bừa bãi
  • Nếu chọn cách đi bộ cần nghỉ giữa đoạn để lấy sức
  • Không dẫm lên gốc cây đoạn rừng Tùng để bảo vệ di sản
  • Cẩn thận trơn trượt đoạn đường lên chùa Đồng

Trên đây là những kinh nghiệm khi đến vùng đất Yên Tử - vùng Đất Phật linh thiêng. Viet Fast hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích khi viếng thăm núi Yên Tử và chiêm ngưỡng được vẻ đẹp nơi đây.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)