Phủ Tây Hồ - Điêm đến tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội

Phủ Tây Hồ - Một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội. Bạn hãy đến đây để cầu bình an, sức khoẻ cho bản thân, gia đình nhé. 

Mục lục
[ Ẩn ]
Phủ Tây Hồ - Điểm đến của nhiều người để cầu bình an, sức khoẻ
Phủ Tây Hồ - Điểm đến của nhiều người để cầu bình an, sức khoẻ

1. Phủ Tây Hồ ở đâu? 

Phủ Tây Hồ tọa lạc tại bán đảo ở giữa Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Với lịch sử hơn ngàn năm của thủ đô, Phủ Tây Hồ mang trong mình những câu chuyện lịch sử và nét kiến trúc rất riêng. 

2. Lịch sử hình thành phủ Tây Hồ 

Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào thế kỷ 17 nhưng trong sách về di tích Thăng Long thời kì này lại không ghi chép chính xác về di tích này. Phủ Tây Hồ có 2 ngày lễ chính là ngày 3/3 tháng và 13/8 âm lịch hàng năm.

3. Cách di chuyển đến Phủ Tây Hồ 

Nằm ngay trong nội thành thủ đô nên để đến Phủ Tây Hồ rất dễ dàng. Viet Fast sẽ gợi ý cho bạn những cách để di chuyển đến phủ Tây Hồ Hà Nội nhanh nhất.  

3.1. Di chuyển bằng xe khách

Nếu bạn ở các tỉnh xa, di chuyển bằng xe khách từ thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nghệ An, các tỉnh Tây Nguyên hoặc theo xe Bắc – Nam để đến các bến xe Mỹ Đình, Bát Giáp tại Hà Nội. Tiếp tục bắt taxi, xe buýt hoặc thuê xe máy, để di chuyển đến Phủ Tây Hồ.

3.2. Di chuyển bằng ô tô riêng/thuê xe ô tô 

Đường đi đến phủ Tây Hồ rất đơn giản, bạn đến đường Xuân Diệu rẽ vào biệt thự Hồ Tây là tới phủ. Bạn tham khảo những nơi chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe và những đặc điểm nổi bật của các loại xe hiện nay giúp bạn dễ dàng chọn xe phù hợp.

  • Cho thuê xe 4 chỗ: kích thước - trọng lượng nhỏ gọn, thuận tiện, dễ dàng đi lại trên nhiều địa hình, phù hợp với gia đình từ 2-3 người
  • Cho thuê xe 5 chỗ: bán kính vòng quay nhỏ nên dễ dàng di chuyển, động cơ - trọng lượng xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu, phù hợp với gia đình từ 3-5 người
  • Cho thuê xe 7 chỗ: không gian nội thất thoải mái, cao ráo, di chuyển trên mọi cung đường phức tạp
  • Cho thuê xe 9 chỗ: khoang hành lý lớn, vận hành ổn định, tiết kiệm nhiên liệu và đáp ứng số chỗ từ 9-10 người.
  • Cho thuê xe 16 chỗ: tính ứng dụng cao làm xe du lịch, xe chở học sinh,... Thân hình nhỏ gọn, đáp ứng được từ số chỗ từ 16-17 người
  • Cho thuê xe 24 chỗ: tiết kiệm chi phí, tiện lợi trong việc di chuyển, phù hợp với mục đích thuê xe đi du lịch, đưa đón công nhân, học sinh,...
  • Cho thuê xe 29 chỗ: hệ thống cửa kính đóng mở dễ dàng, sức chứa lớn đến 29 người thích hợp cho đoàn đi du lịch công ty nhỏ
  • Cho thuê xe 30 chỗ: cũng có những ưu điểm vượt trội như xe 29 chỗ, chi phí cả một đoàn người khi chia bình quân sẽ tiết kiệm khá nhiều  
  • Cho thuê xe 35 chỗ: động cơ xe khỏe, đi được nhiều địa hình khác nhau, không gian rộng tạo cảm giác thoải mái cho người ngồi trên xe
  • Cho thuê xe 40 chỗ: đáp ứng được số người lớn từ 39-40 người, xe thông thoáng, rộng rãi
  • Cho thuê xe 45 chỗ:  động cơ khoẻ, phần lớn có tính năng tiết kiệm nhiên liệu, đầy đủ tiện nghi có chuyến đi đường dài: ghế ngả lưng, điều hoà, cửa kính chống ồn,...
  • Cho thuê xe 50 chỗ: tiết kiệm chi phí, đầy đủ trang thiết bị tiện nghi cho người trên xe: điều hoà, tivi, chăn đắp, nước uống

3.3. Di chuyển bằng xe máy 

Cũng giống như tuyến đường khi di chuyển bằng ô tô, nếu bạn lựa chọn xe máy để di chuyển đến phủ Tây Hồ, bạn chỉ cần theo tuyến đường Xuân Diệu. 

Hiện nay ở Hà Nội cũng có rất nhiều những đơn vị cho thuê xe du lịch - thuê xe máy uy tín với giá chỉ dao động từ 100.000  - 200.000 VNĐ. Bạn chỉ cần để lại CMND hoặc giấy phép lái xe khi làm thủ tục.

3.4. Di chuyển bằng xe buýt 

Tuyến xe buýt đi qua Hồ Tây là xe số 33, 51 và 13. Sau khi đến trạm dừng Hồ Tây, bạn có thể đi bộ hoặc bắt xe ôm, grab đến phủ.

4. Phủ Tây Hồ thờ những ai? 

Phủ Tây Hồ thờ công chúa Liễu Hạnh, người được phong làm mẫu nghi thiên hạ, giúp dân an cư lập nghiệp, loại trừ tham quan, và là một trong tứ bất tử của Việt Nam.

Ngoài ra, đây cũng là nơi mà công chúa Liễu Hạnh gặp trạng Bùng Phùng Khắc Khoan lần thứ 2.

 

Phủ Tây Hồ là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh
Phủ Tây Hồ là nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh

5. Giờ đóng/mở cửa phủ Tây Hồ 

Du khách có thể tham quan phủ Tây Hồ trong khoảng từ 8h - 20h tối mỗi ngày, kể cả thứ bảy và chủ nhật. 

6. Đi phủ Tây Hồ cầu gì? 

Mỗi độ xuân về, du khách thường đến đây rất đông, cả những người con Hà Nội và cả những du khách tứ phương ghé thăm điểm du lịch Tết ở miền Bắc. Ngoài việc dâng lễ cầu may, du khách cũng thường cầu phúc, cầu lộc và thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ..

7. Phủ Tây Hồ có những ban thờ nào? 

Phủ Tây Hồ có tất cả 4 ban thờ chính, gồm: phủ Chính, Lầu Cô, Điện Sơn Trang và Lầu Cậu. Bốn gian thờ được bố trí lần lượt từ trong ra ngoài. Khi đi lễ tại đây, bạn cần hành lễ theo tình tự như trên. 

Các ban thờ của phủ Chính được bố trí thành 3 lớp như sau:

  • Lớp đầu tiên ở phủ Chính thờ Tứ Phủ Vạn Linh, Tam phủ Công Đồng và Hội Đồng Các Quan
  • Lớp thứ hai phủ chính là Cung Tam Toà
  • Lớp thứ ba phủ chính là ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu

Nơi sâu nhất là Hậu Cung, đây là không gian thâm nghiêm nhất của phủ. Tại đây có ban thờ Mẫu và thờ Tam Tòa Thánh Mẫu theo tín ngưỡng của dân tộc ta. 

Tiếp theo, bạn sẽ làm lễ ở Điện Sơn Trang, là nơi thờ Thượng Ngàn Thánh Mẫu. Tượng Vị Mẫu được đặt bên phải của phủ chính, là vị mẫu thứ 2 trong Tam Tòa Thánh Mẫu. 

Điện còn có chầu bé chầu lục và 12 cô sơn trang theo hầu Mẫu Thượng Ngàn. Ngoài ra, bạn sẽ được thấy Tượng Ngũ Hổ được đặt ở Hạ Bàn, là bàn thờ phía dưới ban thờ Cộng Đồng. 

Tiếp đến là bàn thờ Hai Ông Lốt thuộc tầng cao nhất của điện. Cuối cùng là Lầu Cô, Lầu Cậu nằm 2 bên tả hữu phía ngoài của phủ chính. Lầu Cô, Lầu Cậu được biết đến là nơi thờ những người cận hầu của các vị quan trong phủ thời xưa.

8. Điểm du lịch gần phủ Tây Hồ  

Khi đến phủ Tây Hồ, ngoài việc viếng thăm và khám phá kiến trúc của phủ. Bạn có thể tham khảo thêm các nơi lân cận, những địa điểm du lịch miền Bắc mùa đông nói riêng và những “đặc sản “ nổi tiếng và rất hút khách du lịch của Hà Nội nói chung:

  • Công viên nước Hồ Tây
  • Hồ Tây
  • Chùa Trấn Quốc
  • Bánh Tôm Hồ Tây
  • Phủ Tây Hồ
  • Chợ hoa Quảng Bá
  • Thung lũng hoa Hồ Tây

9. Ăn uống ở đâu tại phủ Tây Hồ 

Nếu bạn vừa muốn tham quan cảnh đẹp, vừa muốn khám phá ẩm thực đa dạng của Hà Nội thì hãy cùng truy tìm 7 địa chỉ ăn uống nhất định không thể bỏ qua khi thăm Tây Hồ nhé!

  • Nhà hàng Thanh Mai: 50 đường Đặng Thai Mai, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Nem nướng Yến Béo: 44 đường Yên Phụ Nhỏ, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Bún đậu cây đa: 235B Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Khu ăn uống ẩm thực trên đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Phở cuốn Hưng Bền: số 26 đường Nguyễn Khắc Hiếu, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Nem lụi Huế – Ăn là Like: số 8 Ngõ 4 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Bánh tôm Hồ Tây: số 1 đường Thanh niên, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Buffet sen Tây Hồ: 614 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Bánh rán mặn Võng Thị: 242 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Bún chả gia truyền bà Bảy Đang: ngõ 81 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội

10. Lưu ý khi đến phủ Tây Hồ 

Phần lớn du khách khi đến với Phủ Tây Hồ, ngoài việc hành lễ để xin xá tội, giải hạn, cầu an bình cho bản thân, gia đình thì nơi đây còn là không gian uy nghiêm, thanh tịnh để tham quan, thư giãn. Khi đến đây, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Thắp hương theo đúng thứ tự các gian thờ
  • Nên chuẩn bị trước  lễ chay và lễ mặn ở nhà
  • Đối với bàn thờ Phật không dùng lễ mặn và vàng mã
  • Hạ lễ và hóa tiền cần làm theo thứ tự từ gian chính đến gian khác
Đến phủ Tây Hồ thì bạn đừng quên ghé chút Hồ Tây nhé
Đến phủ Tây Hồ thì bạn đừng quên ghé chút Hồ Tây nhé

Phủ Tây Hồ Hà Nội - địa điểm du lịch Bắc được nhiều người lựa chọn khi tết đến xuân về. Viet Fast đã giới thiệu chi tiết cho mọi người về nơi linh thiêng, đem lại nhiều may mắn. 

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)