Chùa Phật Tích - Nơi tinh hoa Phật Giáo thời xa xưa

Một trong những ngôi chùa có tượng Phật cổ nhất tại Việt Nam, qua năm tháng vẫn còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá người Việt xưa đó là Chùa Phật Tích. Hãy cùng VietFast tìm hiểu nó nhé!!

Mục lục
[ Ẩn ]
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích

1. Chùa Phật Tích ở đâu?

Chùa Phật Tích hay còn gọi là chùa Vạn Phúc là một ngôi chùa cổ kính nằm ở phía Nam sườn núi Phật Tích (núi Lan Kha), nằm cách Hà Nội hơn 30km thuộc xã Phật Tích huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Người ta hay gọi là chùa Phật Tích Bắc Ninh nhằm phân biệt với chùa Phật Tích Bản Giốc (1 ngôi chùa mới được xây dựng và khánh thành tháng 12/2014 thuộc xã Đàm Thuỷ, Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).

2. Lịch sử hình thành Chùa Phật Tích

Theo sách cổ truyền lại rằng chùa được khởi công xây dựng trong giai đoạn giữa thế kỉ VII và X. Đây là nơi ngày xưa các nhà truyền giáo từ Ấn Độ sang nước ta truyền đạo chọn làm nơi dừng chân. 

Năm 1057 - năm Long Thụy Thái Bình thứ 4, chùa được vua Lý Thánh Tông cho xây dựng và trong suốt các đời trị vị của triều Lý - Trần chùa luôn luôn được coi trọng, hoàn thiện và tu bổ. 

Trong khoảng thời gian đó, chùa luôn được xem là Quốc tự nơi tâm linh và được sử dụng hiệu quả để tổ chức thi Tiến sĩ,..

Chùa tồn tại phát triển huy hoàng thịnh vượng gần 300 năm rồi do những biến động thời gian, biến cố chiến tranh - kháng chiến chống thực dân Pháp nên chùa đã bị tổn hại nghiêm trọng. 

Đến năm 1959, chùa Phật Tích đã được nhà nước cho xây dựng, tu bổ lại và đã phục hồi hoàn chỉnh chùa mà chúng ta thấy cho đến hiện tại.

Một góc chùa Phật Tích
Một góc chùa Phật Tích

3. Cách di chuyển đến Chùa Phật Tích

Do chùa Phật tích nằm khá gần Hà Nội khoảng 30km nên bạn có thể có những lựa chọn với cách di chuyển sau đây:

3.1. Di chuyển bằng xe khách

Bạn có thể bắt xe khách đi Hà Nội - Bắc Ninh tại các bến hoặc có thể đăng kí đặt xe online vì Bắc Ninh là tỉnh  gần Hà Nội nên có khá nhiều xe cho bạn lựa chọn nhưng bạn hãy tìm hiểu thông tin những xe đi qua Phật Tích mà chọn để tránh những sai sót không đáng có nhé.

Hoặc bạn có thể bắt xe bus tại các bến xe đi tới bến xe Gia Lâm (Long Biên, Hà Nội) rồi tiếp tục bắt xe 54 hoặc 203 để đi tới chùa Phật Tích.

Đường đi Hà Nội -Chùa Phật Tích
Đường đi Hà Nội -Chùa Phật Tích

Trong trường hợp bạn muốn đi nhiều người và muốn nhà xe đi theo lộ trình của mình thì VietFast xin giới thiệu cho bạn dịch vụ cho thuê xe có láidịch vụ cho thuê xe du lịch để bạn tham khảo.

3.2. Di chuyển bằng ô tô riêng

Nếu bạn có oto riêng thì có thể đi với lộ trình khởi hành từ cầu Vĩnh Tuy di chuyển theo hướng Quốc lộ 1A xuống Phù Chẩn – Đền Đô, sau đó chạy xe ra Quốc lộ 1 và đi thẳng là đến nơi ( sẽ có biển chỉ báo gần chùa).

3.3. Di chuyển bằng xe máy

Đối với phương tiện là xe máy thì lộ trình di chuyển xuống chùa cũng giống như là khi đi ô tô riêng, các bạn đi sẽ mất thời gian từ 1h15’ trở lên và cũng có thể thuê xe với giá chỉ từ 150.000VNĐ/ngày.

4. Khám phá Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích là ngôi chùa có tuổi thọ gần 1000 năm, tuy đã bị tổn hại và đã được tu sửa nhưng trong chùa vẫn còn rất nhiều những nét mang đậm văn hoá của người Việt xưa.

4.1. Kiến trúc của chùa

Cho tới nay, chùa Phật Tích Bắc Ninh có Khu thờ chính gồm: 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón khách vãng lai chùa. 

Chùa Phật Tích có kiến trúc mang đậm phong cách kiến trúc thời Lý, biểu hiện qua các bậc tam cấp nền bạt vào sườn núi với hình dáng chữ nhật dài 60m, rộng 33m cao từ 3 - 5m. Theo sách truyền lại rằng:

  • Bậc thứ nhất là sân chùa với vườn hoa mẫu đơn, nơi xảy ra truyện Từ Thức gặp tiên.
  • Bậc thứ hay là nơi có các kiến trúc cổ mà ngày nay đã bị hư hại và biến mất.
  • Bậc thứ ba là cao nhất, nơi có Long Trì (Ao Rồng) - ao hình chữ nhật hiện nay đã cạn nước

Ngoài ra, chùa Phật Tích còn có:

  • Khu Bảo tháp: là nơi có hơn 32 ngọn tháp cũng là nơi cất giữ xá lợi của các vị trụ trì của chùa và nhục thân của Thiền sư Chuyết Chuyết. Mỗi ngọn tháp trong đầu đều có tên, lịch sử và niên đại rõ ràng; trong đó, lớn nhất là Tháp Phổ Quang (cao hơn 5m, có 14 tầng, trên đỉnh treo Đại Hồng Chung) là công trình tưởng nhớ toà tháp cổ cao hơn 40m được xây dựng từ thời Lý xưa.
  • Tiếp đó là các tác phẩm điêu khắc đá trong chùa vẫn còn được lưu truyền từ nhà Lý tới ngày nay đặc biệt là hàng tượng linh tú tại trước tòa Tam Bảo gồm 10 tượng của các linh thú sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa được chạm khắc tinh tế và sống động - được công nhận là Bảo vật Quốc Gia.
  • Và quan trọng nhất là tượng Phật A Di Đà được làm bằng đá xanh nguyên khối cao 2.7m được thờ tại Thượng điện là bức tượng có tuổi thọ lâu đời nhất tại Việt Nam.  Chùa Vạn Phúc đổi tên sang Phật Tích như ngày nay lí do là sự phát hiện của bức tượng này sau một lần tháp bị đổ trong chùa.
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích

4.2. Lễ hội chùa Phật Tích

Lễ hội chùa Phật Tích thường được tổ chức từ mùng 3/1 - 5/1 âm lịch hàng năm và hội chính là mùng 4. Đây là một trong những lễ hội lớn ở miền Bắc. Khi lễ hội các du khách và dân địa phương thường tới đây cầu may, xin lộc và vãn cảnh.

Lễ hội chùa Phật Tích
Lễ hội chùa Phật Tích

5. Những địa điểm du lịch gần Chùa Phật Tích

Khi bạn có dịp tới chùa Phật Tích thì bạn đừng bỏ lỡ những địa điểm du lịch gần đó nhé:

  • Chùa Linh Cảm
  • Chùa Ỷ Lan Phu Nhân
  • Hội Chém Lợn
  • Hội Lim

6. Lưu ý khi đến Chùa Phật Tích

Dưới đây là những lưu ý bạn nên nhớ khi đến chùa Phật Tích:

  • Ăn mặc gọn gàng, lịch sự tránh mặc hở hang và chọn những bộ đồ phù hợp với thời tiết. Nên đi giày thể thao chống bám bụi.
  • Thường du khách sẽ đi về tham quan trong ngày vậy bạn nên lên phương án đặt chỗ nghỉ ngơi và ăn uống nên bạn muốn ở lâu ngày
  • Nên nói năng nhỏ nhẹ, tránh nói tục, chơi cờ bạc trong chùa.
  • Vào đầu năm, lễ hội sẽ có rất nhiều khách tham quan dâng lễ nên khó tránh khỏi tình trạng chen lấn xô đẩy vì vậy bạn nên lên phương án bảo quản đồ dùng cá nhân, tài sản của mình.

Trên đây là những kiến thức bạn nên biết về chùa Phật Tích do VietFast cung cấp. Chúc các bạn có những chuyến đi suôn sẻ và vui vẻ nhé!!

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
Bình luận