Văn Miếu Quốc Tử Giám - Nền móng vững chắc cho giáo dục nước nhà

Văn Miếu Quốc Tử Giám là gì? Văn Miếu Quốc Tử Giám có xứng đáng được mệnh danh là đại học đầu tiên của Việt Nam? Câu trả lời có ngay trong bài chia sẻ này. 

Mục lục
[ Ẩn ]
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu Quốc Tử Giám

1. Văn Miếu Quốc Tử Giám ở đâu?

Đường đến đây khá dễ đi, Văn Miếu nằm ngay giữa 4 con phố chính: Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Nơi này nằm ở ngoài mặt đường nên bạn dễ dàng nhìn thấy. 

2. Lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Theo sử sách ghi chép lại thì Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070, thời Thần Vũ thứ hai đời Thánh Tông Nhà Lý. Đây không chỉ là nơi thờ thần thánh, tiên sư đạo nho mà đây còn là nơi để vua chúa, con cháu hoàng tộc học tập.

Vào năm 1076, vua Lý Nhân Tông đã quyết định thành lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn Miếu. Đây là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. 

Ban đầu, nơi này được xây dựng với mục đích cho con vua chúa và con các bậc đại thần. Sau một thời gian, vào tháng 4 bắt đầu tuyển các văn thần những người có văn học để vào giảng dạy tại đây.

Năm 1156, vua Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ mình Khổng Tử. Đến năm 1253, thời vua Trần Thái Tông đã đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện.

Việc đổi tên này với mục đích mở rộng, thu nhận con cái của các nhà thường dân có khả năng học tập tốt. Dần dần nơi đây phát triển mạnh mẽ việc học tập và chức năng ban đầu chỉ thờ thần, tế lễ không còn được phát huy như xưa. 

Đến đời vua Trần Minh Tông, đại thần Chu Văn An nổi tiếng về chữa bệnh, kiến thức uyên thâm đã được vua cử làm Quốc Tử Giám Tư Nghiệp. Để trực tiếp dạy dỗ các hoàng tử. Ông mất vào năm 1370, vua Trần Nghệ Tông đã lập ban thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.

Hình ảnh xưa cũ về những tấm bia tiến sĩ
Hình ảnh xưa cũ về những tấm bia tiến sĩ

Đế thời Hậu Lê, tức vào năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 trở đi. Mỗi khoa, một tấm bia được đặt trên lưng rùa. Đến cuối thời Lê, công việc này vẫn tiếp tục được duy trì. 

Đến năm 1762, dưới thời vua Lê Hiển Tông Quốc Tử Giám lại được đổi tên và nhiệm vụ lần nữa thành: Quốc Tử Giám - Cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình. Dưới thời đại nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập lại tại Huế.

Thế nhưng vào năm 1802, Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây dựng thêm Khuê Văn các bên cạnh giếng vuông. Vua Gia Long đổi tên thành Văn Miếu của trấn Bắc Thành và sau đó lại tiếp tục đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

Còn Quốc Tử Giám đổi thành Học đường phủ Hoài Đức. Sau đó, cũng chính tại khu vực này xây dựng thêm đền Khải Thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.

Đến giai đoạn thực dân Pháp đô hộ nước ta thì Quốc Tử Giám và Văn Miếu cũng không tránh khỏi bị bắn phá. Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn lại nền với hai cột đá và 4 nghiên đá.

3. Ý nghĩa lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám tiếng anh là Quoc Tu Giam Temple. Nơi đây đã trở nên quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Một kiệt tác xây dựng của ông ta cha đã vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Văn Miếu Quốc Tử Giám là quần thể di tích lịch sử đa dạng và phong phú của thủ đô Hà Nội. Giá trị lịch sử văn hoá của Văn Miếu Quốc Tử Giám có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử nước nhà.

Văn Miếu Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Đây là nơi đặt nền móng cho nền giáo dục nước nhà, luôn đặt giáo dục lên hàng đầu và vẫn được duy trì có đến ngày nay.

Nơi đây, giúp các nhà sử học tìm thấy những tư liệu lịch sử giáo dục. Những nhà nghiên cứu mỹ thuật tìm hiểu về cách điêu khắc hoa văn cầu kỳ, công phu trên rùa, bia đá ở thời kỳ thiếu thốn thiết bị hỗ trợ như hiện nay. 

Hơn thế nữa, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn là niềm tự hào, niềm hãnh diện của dân tộc với bạn bè quốc tế năm châu. Bởi những kỳ tích trong chiến tranh đã đưa vào sử sách thế giới hay lối kiến trúc độc đáo, trường tồn theo thời gian. 

4. Cách di chuyển đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử giám nằm ở trong trung tâm thành phố. Vì vậy, đường đi đến đây không quá phức tạp. Có rất nhiều phương tiện để đến được đây. Bạn hãy lựa chọn cách di chuyển phù hợp với mong muốn bản thân nhé.

4.1. Di chuyển bằng xe khách

Bạn không sinh sống ở Hà Nội, nếu muốn đến tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám thì có thể lựa chọn xe khách đến thủ đô. Khi xuống các bến xe bạn có thể bắt xe ôm, xe taxi để đến Văn Miếu. 

4.2. Di chuyển bằng ô tô riêng hoặc thuê xe ô tô

Trong trường hợp gia đình muốn đưa con cháu đến đây thì việc lựa chọn di chuyển bằng xe ô tô riêng của gia đình hay thuê xe ô tô khá hợp lý. Vừa đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và chủ động về thời gian. Gần Văn Miếu có chỗ để xe ô tô nên bạn không lo không có chỗ đậu nhé. 

4.3. Di chuyển bằng xe máy

Nếu bạn sinh sống và làm việc ở Hà Nội thì lựa chọn đến Văn Miếu Quốc Tử Giám bằng xe máy là quá chính xác rồi. Nhỏ gọn, thuận tiện và dễ dàng di chuyển vào những giờ cao điểm.

4.4. Di chuyển bằng xe buýt

Nếu bạn không muốn phải căng mắt ra để điều khiển phương tiện và chỉ muốn ngồi ngắm phố phường thì hãy tìm đến xe buýt nhé. Văn Miếu nằm ở khu vực trung tâm vì thế có rất nhiều chuyến xe buýt đi qua đây.

Bắt xe trạm trung chuyển xe buýt để đến Văn Miếu Quốc Tử Giám
Bắt xe trạm trung chuyển xe buýt để đến Văn Miếu Quốc Tử Giám

5. Phí dịch vụ tại Miếu Quốc Tử Giám

Vé vào thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám không hề đắt, ai cũng có thể bỏ ra được số tiền này để vào đây. Tuỳ vào từng nhóm đối tượng, giá vé cũng sẽ khác nhau.

5.1. Giá dành cho những người hoàn toàn bình thường về thể chất và trí não

Đối với những người lành lặn, có sức khoẻ và tri thức tốt kể cả du khách Việt Nam hay du khách nước ngoài thì giá vé niêm yết là 30.000 VNĐ/người. Bạn dễ dàng nhìn thấy quầy bán vé gần cổng vào Văn Miếu Quốc Tử Giám. 

5.2. Đối tượng giảm giá vé vào thăm quan Văn Miếu Quốc Tử Giám

Giảm 50% giá vé còn 15.000 VNĐ/người cho những đối tượng sau:

  • Người bị khuyết tật nặng
  • Là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên
  • Người dân ở những nơi vùng sâu, vùng xa
  • Người có công với cách mạng
  • Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (sinh viên cần phải có thẻ sinh viên để xác nhận)

5.3. Đối tượng miễn phí tham quan

Những đối tượng được miễn phí tham quan bao gồm:

  • Học sinh dưới 15 tuổi
  • Người bị khuyết tật đặc biệt

6. Thời gian hoạt động Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám mở cửa tất cả các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật. Vào mùa hè thì mở cửa sớm hơn từ: 7h30 đến 17h30. Còn vào mùa đông thì mở cửa muộn hơn 30 phút từ: 8h00 đến 17h00.

7. Khám phá Văn Miếu Quốc Tử Giám

Nếu những ai chưa từng đến đại học đầu tiên của Việt Nam thì không thể nào hiểu hết được tại sao nơi đây lại có sức hút với du khách trong và người nước đến vậy. Bên trong Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội có gì thì mọi người theo chân Viet Fast khám tìm hiểu nhé. 

7.1. Cổng Đại Trung Môn

Từ cổng chính Văn Miếu Quốc Tử Giám đi thẳng vào bạn sẽ thấy một cái cổng nữa và đây gọi là Đại Trung Môn. Bên trái là Thành Đức Môn và bên phải là Đạt Tài Môn. 

Lối đi vào cổng này đã được các nhà chức trách trồng thêm cây xanh hai bên, được chăm sóc, tỉa theo hình dáng cẩn thận. Để tô điểm khuôn viên nơi đây thêm đẹp mắt và trong xanh hơn. 

Cổng Đại Trung Môn
Cổng Đại Trung Môn

7.2. Khuê Văn Các

Tiếp tục đi thẳng là đến Khuê Văn Các mọi người nhé. Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805. Đây là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng, bốn mái hạ và cao gần chín thước. 

Ở tầng phía trên sử dụng gỗ sơn son thếp vàng nổi bật, những hoạ tiết xung quanh vô cùng cầu kỳ và tinh xảo. Phần mái sử dụng chất liệu là đất nung, vôi cát có khả năng chống chọi lại nắng, mưa tốt.

Khuê Văn Các
Khuê Văn Các

Tầng dưới là 4 chân trụ gạch vuông vô cùng chắc chắn. Trụ có chiều dài 1m và trên bề mặt trụ vẫn tiếp tục là những hoa văn tinh tế do chính tay các nghệ nhân thực hiện. Khuê Văn Các thời bấy giờ dùng để bình phẩm về những bài văn hay của các sĩ tử trúng khoa thi hội. 

7.3. Khu nhà bia tiến sĩ Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tiếp tục thi theo sơ đồ Văn Miếu Quốc Tử Giám bạn sẽ thấy các nhà bia tiến sĩ. Tại đây, có 82 tấm bia tiến sĩ được đặt trên thân rùa để vinh danh và khích lệ những người đỗ đạt.

Khu nhà bia tiến sĩ
Khu nhà bia tiến sĩ

Những tấm bia này được đặt ở hai bên trái của giếng Thiên Quang. Chia đều mỗi bên dựng 41 tấm thành 2 hàng ngang và tất cả các mặt bia đều quay về phía giếng. Trên những tấm bia có đầy đủ thông tin về khoa thi, triều vua và triết lý nền giáo dục qua mỗi thời đại. 

7.4. Bái Đường Văn Miếu Quốc Tử Giám

Bái Đường Văn Miếu là khu vực trung tâm của Văn Miếu Quốc Tử Giám. Tại đây, gồm hai công trình lớn thiết kế song song và nối tiếp nhau. Bao gồm Bái Đường và Thượng Cung. Khu vực này được xây dựng và dành riêng chỉ thờ Khổng Tử và Tứ Phối. 

Bái Đường được xây dựng mang đậm chất kiến trúc Hậu Lê. Đơn giản, không chạm trổ cầu kỳ nhưng vẫn có những vẻ đẹp rất riêng biệt. 

Bái Đường Văn Miếu Quốc Tử Giám
Bái Đường Văn Miếu Quốc Tử Giám

7.5. Khu nhà Thái Học

Theo sử sách ghi lại, dưới thời nhà Nguyễn Quốc Tử Giám bị đổi tên thành đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Vào Năm 1946, thực dân Pháp đã bắn phá đại bác nơi đây, vì thế kiến trúc khu nhà Thái Học đã được xây dựng hoàn toàn mới. 

Khu nhà Thái Học thờ cha mẹ Khổng Tử
Khu nhà Thái Học thờ cha mẹ Khổng Tử

Phần mái sử dụng đến 2 lớp ngót lói, lợp ngói trên dày 1,5mm rồi đến lớp ngói thứ hai và trên cùng là ngói mũi hài. Giữa những cột nhà với chân đá tảng cũng được đặt một tấm chì dày 1,5mm để hạn chế bị mốc. Xung quanh khu nhà đều sử dụng đá xanh xây dựng. 

8. Những địa điểm du lịch gần Văn Miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu Quốc Tử Giám có diện tích không quá lớn, vì thế bạn chỉ cần bỏ ra nửa ngày để khám phá nơi đây. Nửa ngày còn lại khám phá những địa điểm du lịch gần Văn Miếu Quốc Tử Giám để chuyến du lịch này thêm trọn vẹn hơn. 

  • Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác
  • Hồ Gươm
  • Khám phố cổ Hà Nội
  • Nhà thờ lớn
  •  Chùa Trấn Quốc
  • Nhà hát lớn Hà Nội
  • Hồ Tây
  • Nhà tù Hỏa Lò
  • ...

9. Ăn uống ở đâu tại Văn Miếu Quốc Tử Giám

Đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội bạn không lo thiếu đồ ăn đâu nhé. Hãy dành một buổi chiều để lượn lờ phố xá, thưởng thức ẩm thực Hà thành bạn nhé.

  • Phở
  • Bún thang
  • Chả cá Lã Vọng
  • Bún chả
  • Bánh cuốn Thanh Trì
  • Bánh giò Đông Các
  • ...

Bạn hãy đến đây dù chỉ một lần để cảm nhận được sự phát triển mạnh mẽ về giáo dục trong thời kỳ lịch sử của nước nhà. Đồng thời, chiêm ngưỡng hết sự tài ba, khéo kéo của những nghệ nhân đã tạo nên một nơi đẹp đến nao lòng giữa thủ đô tấp nập. 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)
Bình luận