Đền Cửa Ông - Địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua

Được mệnh danh là ngôi đền đẹp nhất Việt Nam vậy thì Đền Cửa Ông có những gì mà khiến người ta phải nói như vậy? Chúng ta hãy cùng tổng quan về Đền Cửa Ông nhé!!
 

Mục lục
[ Ẩn ]
Toàn cảnh đền Cửa Ông từ xa
Toàn cảnh Đền Cửa Ông từ xa

1. Đền Cửa Ông ở đâu?

Nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long về phía Đông Bắc 40km, có một ngôi đền gọi là Đền Cửa Ông với tổng diện tích quy hoạch 12.125ha toạ lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100m thuộc khu 9A, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

2. Lịch sử hình thành Đền Cửa Ông 

Trước khi thờ Trần Quốc Tảng, khu vực Đền Cửa Ông chỉ có Miếu Hoàng Tiết chế. Khi đó thờ Hoàng Cần, là người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế". Đầu thế kỉ XX, người ta tu bổ nâng cấp Miếu Hoàng Tiết lên thành Đền Cửa Ông. 

Cổng vào đền Cửa Ông
Cổng vào Đền Cửa Ông

3. Cách di chuyển đến Đền Cửa Ông 

Nếu bạn xuất phát từ Hà Nội đến Đền Cửa Ông Quảng Ninh, bạn sẽ phải trải qua quãng đường hơn 200km. Có ba tuyến đường mà bạn có thể tham khảo sau đây:

  • Cách thứ nhất rẽ thẳng hướng cầu Thanh Trì để vào Bắc Ninh, tại đây đi tiếp lối cầu 18 ra Phả Lại rồi tới Hạ Long, vượt qua cầu Bãi Cháy, chạy thêm 30 km ở Cẩm Phả là tới nơi.
  • Cách thứ hai là đi thẳng đường quốc lộ 5B, xuyên qua cầu Thanh Trì đi khoảng 80km sẽ thấy biển đường quốc lộ 10. Vượt ra khỏi đường cao tốc đi về Hải Phòng, thêm 30km thì vào trong Uông Bí rồi đi tiếp đến Hạ Long. Đi qua cầu Bãi Cháy đến Cẩm Phả, tiếp tục đi 30 km sẽ đến Cửa Ông.
Hướng đi Hà Nội - Đền Cửa Ông
Hướng đi Hà Nội - Đền Cửa Ông
  • Cách thứ ba là đi theo đường quốc lộ 5 cũ về đến Uông Bí, đi khoảng 50km thì đến cầu Bãi Cháy, chạy vào Cẩm Phả khoảng 30 km là đến.

Từ Hà Nội di chuyển đến Đền Cửa Ông có khá là nhiều cách, tùy thuộc vào số người và hoàn cảnh mà bạn có thể tham khảo cách cách dưới đây:

3.1. Di chuyển bằng xe khách

Bạn có thể qua các bến xe ở Hà Nội rồi bắt xe khách đi Hà Nội - Cẩm Phả hoặc đăng ký online để đặt xe rồi sau đó bạn có thể bắt taxi hoặc xe ôm để đến Đền Cửa Ông

3.2. Di chuyển bằng ô tô riêng

Trong trường hợp nếu bạn muốn đi nhiều người nhưng muốn nhà xe theo lịch trình của bạn thì bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê xe có lái và cho thuê xe du lịch của VietFast. Bạn hãy đọc thật kỹ để lựa chọn xe sao cho phù hợp nhé.

3.3. Di chuyển bằng xe máy

Chọn đi bằng xe máy cũng là một lựa chọn thú vị cho bạn thích du ngoạn và phượt. Di chuyển từ Hà Nội đi theo đường Nguyễn Khoái đến QL1A tại Lĩnh Nam rồi đi tiếp QL5B/ĐCT04, QL10 và QL18 đến Lý Thường Kiệt tại Cẩm Thịnh, Cẩm Phả (tuyến đường này, du khách đi quãng đường dài khoảng 200 km). 

4. Khám phá Đền Cửa Ông 

Ban đầu đền chỉ là ngôi miếu nhỏ nhưng trong thời kỳ Pháp thuộc, dân cư trở nên đông đúc miếu đã được tôn tạo lên quần thể Đền Cửa Ông gồm 3 khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ. 

Trong chiến tranh, đền Trung và đền Hạ đã bị phá hủy, ngày nay đền Hạ đã được phục hồi.Ngoài ra quần thể này còn các công trình kiến trúc đa dạng như: đền, chùa, lăng, phủ thờ Mẫu.

Hầu hết các công trình thuộc quần thể đều giữ và khôi phục được vẻ truyền thống. Đền Cửa Ông được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1989. Ngày 18/3/2018 quần thể khu di tích đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Đền Cửa Ông nhận bằng di tích
Đền Cửa Ông nhận bằng di tích

5. Đền Cửa Ông  thờ những ai?

Đền Cửa Ông thờ Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng và Khâm Sai Đông Đạo Tiết chế Hoàng Cần. 

Ngoài ra đền còn là nơi thờ gia thất của tướng Trần Quốc Tuấn bao gồm Trần Quốc Tuấn, tượng Thánh Mẫu (vợ ông) 2 cô công chúa (con ông), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Trung,…

6. Giờ đóng/mở cửa Đền Cửa Ông 

Đền luôn mở cửa các ngày trong tuần để chào đón du khách và dân địa phương.

7. Đi Đền Cửa Ông cầu gì?

Đền Cửa Ông là một địa điểm linh thiêng, đền luôn mở cửa để đón dân địa phương, du khách thập phương vậy nên hằng năm có rất nhiều du khách tới tham quan, lễ bái và xin lộc đền để cầu may, cầu an, cầu công danh. 

Đền Cửa Ông mở cửa cả đêm giao thừa để cho dân địa phương tới lễ bái xin lộc và từ mùng 1 trở đi đền sẽ rất là đông du khách, nếu ở xa bạn  muốn xin lộc thì nên chuẩn bị chỗ ở lại trước.

Lễ hội chính của Đền tổ chức ngày 2 tháng 1 âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch (2/3 âm lịch là ngày hội chính).

Lễ hội đền Cửa Ông

8. Đền Cửa Ông có những ban thờ nào?

Các ban thờ của Đền Cửa Ông được phân theo 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần:

  • Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; 
  • Đền Trung thờ tướng quân Hoàng Cần
  • Đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh… Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. 

Hiện nay, Đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…

Bên ngoài một gian thờ đền Cửa Ông
Bên ngoài một gian thờ Đền Cửa Ông

9. Điểm du lịch gần Đền Cửa Ông  

Điểm du lịch gần đền Cửa Ông
Điểm du lịch gần Đền Cửa Ông

Nếu có dịp đến Đền Cửa Ông thì bạn đừng nên bỏ qua các địa điểm du lịch cũng hấp dẫn không kém sau:

  • Vịnh Hạ Long
  • Đảo Quan Lạn
  • Đảo Cô Tô,...

>>Có thể bạn quan tâm: Đền Hùng - Địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua

10. Ăn uống ở đâu tại Đền Cửa Ông

Bạn có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn ở nhà hoặc có thể ăn tại Đền Cửa Ông với nhiều lựa chọn phong phú vì gần đền có rất nhiều nhà hàng quán ăn phục vụ từ đồ chay với đồ mặn.

11. Nghỉ ngơi ở đâu Đền Cửa Ông 

Bạn có thể nghỉ tại quần thể đền vì đền có khu riêng để khách nghỉ lại hoặc bạn có thể lựa chọn những nhà trọ, nhà nghỉ, hoặc khách sạn gần đó.

12. Lưu ý khi đến Đền Cửa Ông 

  • Khi đến lễ đền cần ăn mặc đồ trang trọng, lịch sự  hợp với thuần phong mỹ tục chốn linh thiêng nơi thờ tự
  • Đồ tế lễ không cần quá cầu kỳ chỉ cần thành tâm là được
  • Khi đến đến lễ cần đi đứng nhẹ nhàng tránh nói chuyện quá lớn làm ảnh hưởng bầu không khí trang nghiêm
  • Chú ý cách hành xử tránh làm ảnh hưởng đến văn hoá vốn có của đền chùa
  • Không chơi đánh bạc tại nên chùa tự

Và trên đây là một số tổng quan của Vietfast về Đền Cửa Ông hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn cho chuyến đi và nếu muốn thuê xe thì đừng quên Vietfast nhé!!

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)