Đền Hùng - Địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua

Là một người con đất Việt, hẳn ít nhiều chúng ta ít nhiều đã từng nghe qua về một địa danh đó là đền Hùng. Và bạn chưa hoặc dự định sẽ đến đền Hùng, hãy để VietFast trans giúp bạn tìm hiểu về nó nhé.

Mục lục
[ Ẩn ]
Khu di tích lịch sử đền Hùng
Khu di tích lịch sử đền Hùng

1. Đền Hùng ở đâu?

Đền Hùng hay khu di tích lịch sử Đền Hùng tọa lạc được xây dựng từ chân đến đỉnh núi Nghĩa Lĩnh cao 175m, thuộc xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (xưa là địa phận kinh đô Phong Châu, quốc gia Văn Lang).

2. Lịch sử hình thành đền Hùng

Theo các nghiên cứu và tài liệu của các nhà khoa học, sử học hiện nay chỉ ra thì đa số thống nhất là nền móng kiến trúc của đền Hùng được bắt đầu khởi xây từ thời nhà Đinh của vua Đinh Tiên Hoàng trị vì rồi đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) tiếp tục được xây dựng và hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại.

Một bức ảnh đền Hùng của những năm đầu thế kỉ XX
Một bức ảnh đền Hùng của những năm đầu thế kỉ XX

3. Cách di chuyển đến đền Hùng

Từ Hà Nội có rất nhiều cách để di chuyển đến đền Hùng, tùy thuộc vào số lượng người mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. VietFast trans xin giới thiệu cho bạn những cách di chuyển dưới đây:

3.1. Di chuyển bằng xe khách

Với cách di chuyển bằng xe khách, bạn có thể đón xe tại Bến xe Mỹ Đình vì hầu hết các xe khách đi Phú Thọ đều xuất phát từ bến này.

Hiện nay, tại bến xe có rất nhiều tuyến xe có lộ trình đến Thị Xã Phú Thọ, các xe này sẽ di chuyển ngang qua khu di tích đền Hùng và bạn chỉ cần lựa chọn tuyến xe sao cho phù hợp với lịch trình của bản thân.

3.2. Di chuyển bằng ô tô riêng

Nếu bạn có ô tô riêng thì có thể đi theo những tuyến đường sau:

  • Đi từ Hà Nội theo quốc lộ 32C qua cầu Trung Hà, đến cầu Phong Châu, đi khoảng hơn 20 km là tới Đền Hùng.
  • Đi theo quốc lộ 2 qua Vĩnh Phúc, qua cầu Hạc Trì đến trung tâm thành phố, di chuyển khoảng gần chục cây số tới ngã ba Đền Hùng, rẽ trái khoảng 3km là đến với Đền Hùng.
  • Đi từ Hà Nội, qua cao tốc Nội Bài – Lào Cai, tại nút giao Phù Ninh, rẽ phải lên cầu vượt để ra khỏi đường cao tốc, rẽ trái khoảng 2 – 3 km sẽ đến đường rẽ vào Đền Hùng.
Hướng đi Hà Nội - Đền Hùng
Hướng đi Hà Nội - Đền Hùng

Trong trường hợp nếu bạn muốn đi nhiều người nhưng muốn nhà xe theo lịch trình của bạn thì bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê xe có lái vàcho thuê xe du lịch của VietFast. Bạn hãy đọc thật kỹ để lựa chọn xe sao cho phù hợp nhé.

3.3. Di chuyển bằng xe máy

Hành trình di chuyển bằng xe máy đến đền Hùng cũng giống như khi bạn di chuyển bằng ô tô. Bạn cũng có thể thuê xe máy với giá chỉ từ 150.000-200.000 VNĐ/ngày. 

4. Khám phá đền Hùng

Đền Hùng là khu di tích lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam. Nơi đây là địa điểm thờ phụng các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

Nó được xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh (tên khác Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, núi Cả,..) có hình là một chiếc đầu rồng hướng về phía Nam.

Đến nơi đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngoài quang cảnh uy nghi cổ kính mà còn được hoà mình với thiên nhiên vì núi Hùng vẫn còn là một rừng cây nhiệt đới rậm rạp xanh tươi với trong đó là sự xuất hiện của các loài dược liệu thảo mộc quý hiếm và nhiều nhiều cây cổ thụ khác nữa,..

Hằng ngày đền Hùng đón tiếp hàng nghìn du khách từ tứ xứ đổ về, đặc biệt là ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) đón tiếp hàng chục nghìn người con đất Việt đến dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng.

Một phần lễ trong ngày Giỗ tổ ở đền Hùng
Một phần lễ trong ngày Giỗ tổ ở đền Hùng

4.1. Bảo tàng vua Hùng

Bảo tàng vua Hùng (Bảo tàng Hùng Vương) nằm trong quần thể khu di tích đền Hùng, được xây dựng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. 

Bảo tàng là nơi đến đặc biệt trong tín ngưỡng tâm linh của mỗi người dân Việt một phần vì nơi đây được thiết kế dựa vào thế giới quan của người Việt cổ đất hình vuông - trời hình tròn.

Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng hiện nay đang trưng bày 700 hiện vật gốc trên tổng số 4000 hiện vật sưu tập tại 5 phòng chuyên đề chính theo các chủ đề: 

  • Đất nước, con người thời nguyên thủy
  • Bắt đầu thời dựng nước
  • Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng
  • Khu di tích Đền Hùng và việc thờ cúng Vua Hùng trên thềm đất cổ Phong Châu
  • Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của các chế độ xã hội với Đền Hùng

4.2. Đền Hạ, đền Trung, đền Thượng

Tại đền Hùng thì sẽ có ba phần chính đó là: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng.

  • Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân đầu tiên của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha Lạc Long Quân xuống biển, năm mươi người theo mẹ Âu Cơ  lên núi. Người con cả đi với mẹ làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất).
Đền Hạ
Đền Hạ
  • Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
Đền Trung
Đền Trung
  • Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) là nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của người Việt phương Nam). 
Đền Thượng
Đền Thượng

4.3. Đền Giếng, đền mẫu Âu Cơ, đền thờ Lạc Long Quân

Thuộc quần thể di tích lịch sử đền Hùng ngoài ra cũng còn có các đền Giếng, đền Mẫu Âu Cơ, Đền thờ Lạc Long Quân.

  • Từ đền Thượng đi xuống hướng Tây nam đó chính là đền Giếng, nơi có giếng đá nước trong vắt quanh năm. Tích xưa kể lại rằng  đây  là nơi các công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung - con gái vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu.
Đền Giếng
Đền Giếng
  • Đền Mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền thờ mẹ Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn), đây là  một ngôi đền mới được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và hoàn thành vào  tháng 12 năm 2004.
Đền Mẫu Âu Cơ
Đền Mẫu Âu Cơ
  • Đền thờ Lạc Long Quân là nơi thờ cha Lạc Long Quân (là chồng của Âu Cơ 2 người này được gọi là thuỷ tổ của dân tộc Việt Nam) nằm tại núi Sim thuộc khu di tích lịch sử đền Hùng, cách núi Nghĩa Lĩnh khoảng 1km về phía Đông Nam.
Đền thờ Lạc Long Quân
Đền thờ Lạc Long Quân

5. Những địa điểm du lịch gần đền Hùng 

Nếu bạn có dịp tới đền Hùng thì đừng bỏ qua những địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó nhé!! Đó là:

  • Khu du lịch Bạch Hạc nằm ở phía Nam phường Bến Gót, thành phố Việt Trì.
  • Thiên cổ miếu - thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
  • Đền Tam Giang – Chùa Đại Bi thuộc phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
  • Làng cổ Hùng Lô nằm bên bờ sông Lô thơ mộng, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 5km.
  • Chùa Cát Tường thuộc khu phố Anh Dũng, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì,....

>>Có thể bạn quan tâm: Chốn linh thiêng đất Việt - Phủ Dầy

 6. Đặc sản tại đền Hùng 

Đặc sản tại đền Hùng 
Đặc sản tại đền Hùng 

Đền Hùng là khu khởi nguồn của tinh hoa dân tộc Việt Nam vì vậy đặc sản của đền Hùng rất đa dạng, có thể kể đến như:

  • Thịt chua Thanh Sơn
  • Bánh tai
  • Rêu đá
  • Cọ ỏm
  • Xáo chuối

7. Ăn uống ở đâu tại đền Hùng

Đền Hùng là một địa điểm du lịch linh thiêng và nổi tiếng nên quanh đó sẽ có rất nhiều chỗ dừng chân, hàng quán phục vụ từ món chay đến món mặn, món cổ truyền đến món hiện đại và bạn sẽ không phải bận tâm tìm chỗ ăn hoặc bạn có thể mang đồ ăn chuẩn bị sẵn từ trước đến ăn.

8. Nghỉ ngơi ở đâu tại đền Hùng

Khách đi tham quan du lịch đến đền Hùng đa số là đi về trong ngày, trong trường hợp bạn muốn ở lại tham quan một vài ngày thì cũng không cần lo lắng vì quanh đó có rất nhiều nhà trọ, nhà dân cho thuê ở homestay,.. hoặc bạn cũng có thể về trung tâm Phú Thọ để thuê khách sạn, nhà nghỉ,..

9. Lưu ý khi đến đền Hùng

Dưới đây là một số lưu ý khi đến với đền Hùng mà bạn nên biết để có một chuyến đi suôn sẻ và trọn vẹn:

  • Tuỳ vào thời tiết nhưng thường các bạn nên chọn những trang phục gọn nhẹ thoải mái cho việc di chuyển nhưng cũng nên phải lịch sự nhé, nếu trang phục không lịch sự bạn có thể sẽ bị từ chối cho vào tham quan.
  • Vào dịp lễ hội, đầu năm mới, đền sẽ đón tiếp rất nhiều lượt tham quan vì vậy tình trạng chen lấn xô đẩy là không thể tránh khỏi, bạn nên lên phương tự bảo quản tài sản và đồ dùng của mình nhé.
  • Nên sử dụng các loại giày thể thao để đi lại cho thuận tiện.
  • Bạn nên cân nhắc trước khi mua đồ hay chơi trò chơi tại đền vì ở các khu du lịch nổi tiếng thì tình trạng chặt chém giá rất hay xảy ra, hãy thỏa thuận trước khi trả tiền nhé.

Trên đây là một số kiến thức bạn nên biết về đền Hùng mà VietFast trans chia sẻ. Mong điều này sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn có những chuyến đi suôn sẻ và thuận lợi!!

 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)