Chốn linh thiêng đất Việt - Phủ Dầy

Nếu bạn là người thích tìm hiểu về hệ thống tâm linh thờ Mẫu Tứ Phủ của Việt Nam thì đừng bỏ qua Phủ Dầy - Nam Định, VietFast xin được tổng quan về nó cho bạn nhé!!

Mục lục
[ Ẩn ]
Phủ Dầy
Phủ Dầy

1. Phủ Dầy ở đâu?

Phủ Dầy (hay còn gọi là Phủ Giầy, Phủ Dày,...) được xây dựng trải rộng trên địa bàn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10, quốc lộ 37B và quốc lộ 38B từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình.

2. Lịch sử hình thành Phủ Dầy

Ngày xưa dưới triều vua Lê Anh Tông, nơi đây được biết đến là ngôi đền lớn tại làng Kẻ Dầy, sau đó đến khi Thánh Mẫu Liễu Hạnh được sắc phong là “Liễu Hạnh Công Chúa” thì mới được đổi tên thành Phủ Dầy.

Bên trong một gian thờ Phủ Dầy
Bên trong một gian thờ Phủ Dầy

3. Cách di chuyển đến Phủ Dầy

Từ Hà Nội có rất nhiều cách để di chuyển đến Phủ Dầy, tùy thuộc vào số lượng người mà bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. VietFast trans xin giới thiệu cho bạn những cách di chuyển dưới đây:

Đường đi Hà Nội Phủ Dầy
Đường đi Hà Nội Phủ Dầy

3.1. Di chuyển bằng xe khách

Với vị trí tương đối ổn với Hà Nội (gần 100km) thì bạn chỉ cần ra bến xe và tìm chuyến Hà Nội - Nam Định và bắt những xe đi qua huyện Vụ Bản là sẽ đi được tới Phủ Dầy.

3.2. Di chuyển bằng ô tô riêng

Nếu có ô tô riêng và đi từ Hà Nội đến Phủ Dầy thì bạn sẽ đi theo cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình về hướng Nam Định, tới giao cắt Hà Nam - Phủ Lý.

Sau đó, bạn rẽ xuống đường 21A cũ tiếp tục đi theo về Nam Định chừng 12km qua cầu Họ và công viên nghĩa trang Thanh Bình và rẽ phải vào đường tỉnh lộ 56, tiếp tục đi chừng 10km qua Ngã tư Đồng đội là tới địa phận Phủ Giầy.

Trong trường hợp bạn muốn đi nhiều người nhưng muốn nhà xe theo lịch trình của bạn đề ra thì bạn có thể tham khảo dịch vụ cho thuê xe có lái hoặc thuê xe du lịch để lựa chọn xe phù hợp nhé!!

3.3. Di chuyển bằng xe máy

Với quãng đường di chuyển từ Hà Nội tới Phủ Dầy bạn cũng có thể đi xe máy nếu bạn muốn du ngoạn và ngắm cảnh. Lộ trình đi xe máy cũng giống như lộ trình mà ôtô đi… Bạn cũng có thể thuê xe máy với giá tương đối ưu đãi chỉ từ 150.000VNĐ/ngày.

4. Khám phá Phủ Dầy

Quần thể khu di tích Phủ Dầy gồm có hơn 20 di tích có thể kể đến như đó là  Phủ Chính Vân Cát , Phủ Tiên Hương, Phủ Bóng, phủ Giáp Ba, phủ Dinh, phủ Đá, phủ Nội, phủ Tổ, đền Trình,... và các di tích này gắn liền với cuộc đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần chuyển sinh lần thứ 2.

Phủ Dầy có bộ ba kiến trúc nổi bật chính và đáng lưu tâm hơn cả mỗi khi du khách đến tham quan Phủ Dầy đó là: phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Bà Chúa Liễu.

4.1. Phủ Tiên Hương

Là phủ chính trong cả quần thể gồm có ba tòa ngang: nhà chiêng, nhà bia, nhà trống. Phía trước phủ là một sân rộng rãi kết nối với hệ thống trụ cột chạm khắc long phượng tinh xảo.

Phủ Tiên Hương
Phủ Tiên Hương

Ở trong sân có một hồ bán nguyệt, một cột cờ cùng với bức bình phong song song với hai cầu vượt bằng đá. Ở điện thờ chính trong phủ là thờ hệ thống Mẫu Tứ Phủ.

4.2. Phủ Vân Cát

Là một điểm đến đẹp và uy nghiêm không kém phủ Tiên Hương. Điện chính của phủ thờ Chúa Mẫu Liễu Hạnh, bên phải thờ vua Lý Nam Đế, bên trái thờ Phật. 

Với lối kiến trúc truyền thống phía trước là hồ bán nguyệt, tiếp đến là cổng ngũ môn cao rộng uy nghi,phủ có 7 toà với 30 gian lớn nhỏ và cũng có 4 cung như phủ Tiên Hương, tất cả đều được xây bằng đá đã tạo nên cho phủ Vân Cát một vẻ đẹp kì bí uy nghiêm khó tả.

Phủ Vân Cát
Phủ Vân Cát

4.3. Lăng Chúa Liễu

Lăng nằm bên cạnh phủ Chính nằm trong khu vực hình chữ nhật được xây dựng vào năm 1938, toàn bộ bằng đá xanh trạm trổ tinh vi có tổng diện tích là 625m2 với các cửa vào lăng xây theo hướng đông, tây, nam, bắc và trên mỗi trụ cổng trên đều đắp hình búp sen. 

Mọi thứ đều tạo nên ấn tượng riêng biệt khiến nơi đây trở nên uy nghiêm và tôn kính tới lạ thường.

Lăng Chúa Liễu
Lăng Chúa Liễu

4.4. Lễ hội Phủ Dầy

Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hằng năm. Đây được đánh giá là 1 trong 10 lễ hội độc đáo đầu năm tại Việt Nam vì vậy nó thu hút hàng ngàn lượt tham quan của du khách thập phương mỗi khi hội tới và làm nhộn nhịp cả một vùng. Với mục đích là tỏ lòng biết ơn với bà Chúa Liễu, hội sẽ có 3 nghi thức chính:

+ Lễ Rước Mẫu Thỉnh Kinh

+ Lễ Rước Đuốc

+ Lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội

Và còn có một nghi thức không thể thiếu trong hoạt động tín ngưỡng dân gian nhất là tín ngưỡng thờ Mẫu - nghi lễ hầu đồng trong suốt thời gian lễ hội.

Bên cạnh đó thì trong giai đoạn lễ hội Phủ Dầy diễn ra còn có các trò chơi truyền thống vô cùng thú vị như: thi thổi cơm, thi hát văn, hát chèo, đấu cờ người, đấu vật, ... 

Lễ hội Phủ Dầy
Lễ hội Phủ Dầy

5. Những địa điểm du lịch gần Phủ Dầy 

Nếu bạn có dịp tới với Phủ Dầy - Nam Định thì cũng đừng bỏ lỡ những địa điểm du lịch khác gần đó nhé:

  • Đền Trần – Nam Định
  • Vương Cung Thánh Đường Phú Nha
  • Bãi tắm Thịnh Long
  • Bảo tàng Nam Định
  • Núi Ngăm - Vụ Bản – Nam Định
  • Cột cờ – Nam Định,...

>>Có thể bạn quan tâm:Đền Ông Hoàng Mười - Địa điểm du lịch tâm linh mà ai cũng nên tới một lần

6. Đặc sản tại Phủ Dầy 

Ngoài nổi tiếng là điểm du lịch tâm linh đẹp và linh thiêng, Phủ Dầy còn nổi tiếng về đặc sản đó là:

  • Kẹo lạc
  • Kẹo vừng
Kẹo vừng Phủ Dầy
Kẹo vừng Phủ Dầy
  • Kẹo dồi
  • Bánh vừng

Với giá cực kì phải chăng và vừa túi tiền, bạn có thể mua những đặc sản này về làm quà hay thưởng thức.

7. Ăn uống ở đâu tại Phủ Dầy

Khi đến với Phủ Dầy bạn có thể mang đồ ăn chuẩn bị trước để ăn tại các khu nghỉ chân trong quần thể khu di tích hoặc bạn có thể ăn ở các nhà hàng quán ăn gần Phủ tại đó có phục vụ từ các món chay đến món mặn. 

8. Nghỉ ngơi ở đâu tai Phủ Dầy

Nghỉ ngơi tại Phủ Dầy bạn cũng không cần quá bận tâm vì đây là một địa điểm nổi tiếng nên quanh đó cũng có khá nhiều nhà dân cho thuê, nhà trọ hoặc bạn có thể về trung tâm huyện Vụ Bản để  thuê nhà nghỉ hoặc khách sạn,...

9. Lưu ý khi đến Phủ Dầy

Đến với Phủ Dầy cũng tương tự như những khu vực tâm linh khác, bạn cần phải lưu ý những điểm dưới đây để chuyến đi của mình được trọn vẹn nhé:

  • Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, tránh nói những từ không hay
  • Không chơi bài bạc, đỏ đen trong khu di tích, tránh chơi những trò chơi ven đường vì rất hay gian lận và chặt chém.
  • Du khách, dân địa phương đến đây dâng lễ thường sắm mâm lễ đầy đủ gồm: hoa quả, trầu cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền và sớ báo danh đặt cùng là cành vàng cành bạc, cây lộc, cây tài để dâng lên ban thờ thánh Mẫu và xin mẫu ban lộc. Sau khi hạ lễ, đem những cành vàng cành bạc này về bày ở ban thờ gia tiên để thờ cúng cho may mắn.
Dâng lễ Phủ Dầy
Dâng lễ Phủ Dầy

Trên đây là các kiến thức chi tiết về Phủ Dầy mà VietFast chia sẻ, mong sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn có những chuyến đi suôn sẻ và thuận lợi!

Xếp hạng: 4.7 (3 bình chọn)