Chùa Bái Đính - Kỷ lục về những cái "NHẤT tại Đông Nam Á

Chùa Bái Đính - Điểm lui tới thường xuyên của những người hành hương chốn Phật tử. Mọi cùng cùng Viet Fast khám phá xem nơi này có gì mà thu hút đến vậy. 

Mục lục
[ Ẩn ]
Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính

1. Chùa Bái Đính ở đâu?

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn tại Việt Nam. Chùa nằm ở cửa ngõ phía Tây khu di tích cố đô Hoa Lư và gần quốc lộ 38B. Thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. 

2. Lịch sử chùa Bái Đính

Dưới thời đại Đinh, Tiền Lê (968 - 1009) văn hoá đạo Phật hết sức được coi trọng. Nhiều nhà vua,quý tộc đã theo đạo Phật và đề cao tư tưởng sự nhân ái, từ bi. Cho đến thời kỳ đầu của nhà Lý (1009 - 1054) đạo Phật vẫn được lưu giữ và phát triển. 

Vì vậy, có rất nhiều chùa chiền được xây dựng tại kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình tại thời điểm này. Cái tên chùa Bái Đính được xây dựng trên dãy núi Tràng An vô cùng nổi tiếng thời bấy giờ. 

Chùa Bái Đính ra đời từ đó và vẫn được lưu giữ lại những gì nguyên bản nhất cho đến ngày nay. Đồng thời, xây dựng thêm đền, chùa,.... Nơi đây đã trở thành khu lịch tâm linh lớn nhất miền Bắc.

3. Cách di chuyển đến chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cách thành phố Ninh Bình 15km và cách Hà Nội 95km. Một quãng đường không quá xa, vì thế du khách có nhiều lựa chọn để di chuyển đến đây để hành hương, thăm quan.

3.1. Di chuyển bằng xe khách

Để đến được chùa Bái Đính, bạn có thể bắt xe khách đi Hà Nội - Ninh Bình tại các bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé dao động từ 120.000 VNĐ/người - 150.000 VNĐ/người.

Đến thành phố Ninh Bình, bạn bắt xe taxi hoặc xe ôm để trở đến chùa Bái Đính nhé. Từ thành phố đến chùa bạn chỉ cần di chuyển thêm khoảng 7km - 8km nữa thôi nhé. Một số nhà xe bạn có thể tham khảo:

  • Nhà xe Minh Long 
  • Nhà xe Gia Minh
  • Nhà xe Đông Chín
  • ....

3.2. Di chuyển bằng xe máy, xe ô tô của gia đình

Đối với những bạn trẻ, việc di chuyển bằng xe máy đến chùa Bái Đính, Ninh Bình là lựa chọn thích hợp. Suốt quãng đường di chuyển vừa được ngắm cảnh đẹp vừa tiết kiệm chi phí đi lại. Đối với những gia đình đi du lịch chùa Bái Đính, Ninh Bình có cả trẻ nhỏ, người già thì nên di chuyển bằng xe ô tô của gia đình. 

Cung đường đi như sau: đi theo đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình. Hà Nội cách Ninh Bình chưa đến 100km, vì thế bạn chỉ mất khoảng 1 giờ đồng hồ di chuyển mà thôi. 

3.3. Di chuyển bằng đường sắt

Tại thành phố Ninh Bình có ga: ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Vì thế, dù bạn ở Nam hay Bắc đều có thể đến với chùa Bái Đính bằng các chuyến tàu Thống Nhất. Nếu xuất phát từ Hà Nội bạn có thể lựa chọn những chuyến tàu sau:

  • Chuyến tàu mang tên SE1 xuất phát vào lúc 19h30 và đến Ninh Bình lúc 21h46
  • Chuyến tàu mang tên SE3 xuất phát vào lúc 22h00 và đến Ninh Bình lúc 0h10
  • Chuyến tàu mang tên SE5 xuất phát vào lúc 9h00 và đến Ninh Bình lúc 11h21
  • Chuyến tàu mang tên SE7 xuất phát vào lúc 6h00 và đến Ninh Bình lúc 8h22
Bạn có thể di chuyển đến chùa Bái Đính bằng đường sắt
Bạn có thể di chuyển đến chùa Bái Đính bằng đường sắt

4. Nên đi du lịch chùa Bái Đính thời gian nào?

Khoảng thời gian đầu năm từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch là thời điểm lý tưởng bạn nên đi du lịch chùa Bái Đính. Lúc này, thời tiết mát mẻ, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đồng thời, tại đây tổ chức nhiều lễ hội, hoạt động cầu tài may mắn. 

Còn nếu bạn thích sự yên tĩnh, vắng vẻ thì ngoài thời gian trên bạn có thể đến chùa Bái Đính vào bất kỳ thời gian nào vì chùa mở cửa quanh năm. Bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hoàn toàn khác của ngôi chùa linh thiêng này. 

5. Khám phá Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa chiền, diện tích chùa Bái Đính là 539 ha. Trong đó, 27 ha là khu chùa Bái Đính cổ và 80 ha khu chùa Bái Đính mới.

Nếu bạn lựa chọn đi bộ và khám phá hết nơi đây trong một ngày không khả thi cho lắm. Vì thế, bạn có thể lựa chọn di chuyển đến những điểm khác nhau bằng xe điện với mức giá 30.000 VNĐ/chiều.

5.1. Khu vực chùa Bái Đính cổ

Khu vực chùa Bái Đính cổ là nơi không thể bỏ qua. Đến đây, để luôn tự hào về ông cha ta đã xây dựng nên những ngôi chùa với lối kiến trúc độc đáo trong thời đại mà mọi thứ thiếu thốn. 

5.1.1. Hang sáng, động tối

Để đến hang sáng, động tối bạn phải leo bộ 300 bậc đá, đi qua cổng tam. Bạn sẽ thấy biển hiệu hang sáng ở bên phải và động tối ở bên trái. Hang sáng thờ Phật và Thần, còn động tối thờ Mẫu và Tiên. 

Hang có chiều dài 25m, rộng 15m và độ cao trung bình 2m. Đi men theo con đường bên trái cuối động sẽ dẫn đến cửa hàng sáng và hiện ra một thung lũng xanh. Tiếp tục đi xuống theo các bậc đá là đến đền thờ thần Cao Sơn. 

Hang sáng, động tối
Hang sáng, động tối

Động tối được bố trí hệ thống đèn vàng chiếu sáng tạo nên khung cảnh huyền ảo. Trên trần của động tối là những thạch nhũ được hình thành theo mạch nước ngầm. Những tượng thờ Mẫu, Phật, Tiên, Thần đặt sâu bên trong các ngách đá. 

5.1.2. Đền thờ thánh Nguyễn

Đền thờ thánh Nguyễn thờ Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không và đây là người sáng lập ra chùa Bái Đính. Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc và được xây dựng theo thế tựa lưng vào núi. 

Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là một danh y nổi tiếng về bốc thuốc cứu chữa bá tính. Đồng thời, ông còn là người tìm ra nguồn gốc văn minh Đông Sơn, sưu tập đồ đồng cổ với mục đích khôi phục nghề đúc đồng truyền thống của ông cha ta. Để tưởng nhớ công ơn, người dân đã tạc tượng thờ trên chùa Bái Đính. 

Đền thờ thánh Nguyễn được xây dựng theo lối kiến trúc tổng thể: tiền nhất, hậu công. Phần phía trước được thiết kế theo theo kiểu chữ Nhất và phần phía sau thiết kế theo kiểu chữ Công. Bên trong đền thờ là những chạm khắc sinh động, hình rồng bay, phượng múa khéo léo, tinh xảo. 

5.1.3. Giếng Ngọc chùa Bái Đính

Giếng Ngọc nằm gần chân chùa Bái Đính. Treo truyền thuyết kể lại rằng,  Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước tại đây sắc thuốc để chữa bệnh cho vua và người dân và bệnh thuyên giảm.

Giếng Ngọc chùa Bái Đính
Giếng Ngọc chùa Bái Đính

Theo thời gian, giếng bị mai một và không còn nguyên vẹn như ban đầu. Giếng Ngọc đã được xây lại theo hình mặt nguyệt, có đường kính 30m, độ sâu 6m và không bao giờ cạn nước. Miệng giếng được xây bằng lan can đá chắc chắn. 

5.2. Khu chùa Bái Đính mới

Bên cạnh khu chùa Bái Đính cổ thì khu chùa Bái Đính mới cũng đẹp, độc đáo không kém đâu nhé. Mọi người, hãy theo chân Viet Fast khám phá nơi đây.

5.2.1. Tam quan ngoại 

Tam quan ngoại là 3 cửa bên ngoài để bước vào tam quan nội chùa Bái Đính Tràng An. Mỗi tam quan ngoại gồm 3 cửa, xây dựng bằng bê tông cốt thép và ốp đá với hoạ tiết cầu kỳ bên ngoài. Phần mái cong nhỏ cũng được lợp đá phía trên. 

Tam quan ngoại
Tam quan ngoại

5.2.2. Tam quan nội

Tam quan nội là 3 cửa bên trong để vào chùa Bái Đính. Tam quan nội sử dụng hoàn toàn gỗ Tứ Thiết là 4 loại gỗ quý: đinh, lim, sến, táu để xây dựng. Bốn cột chính cao 13,85m, đường kính 0,87m và nặng khoảng 10 tấn. Bên trong tam quan, đặt 2 tượng hộ pháp và mỗi tượng cao 5,5m và nặng đến 12 tấn. 

Tam quan nội
Tam quan nội

5.2.3.Bảo tháp chùa Bái Đính

Tọa lạc phía Tây điện Tam thế chùa Bái Đính, Bảo tháp với độ cao nổi bật giữa những công trình Phật giáo đồ sộ. Bảo tháp cao có 13 tầng, cao 99m và chân tháp thiết kế với hình lục giác có chu vi 24m. 

Bảo tháp chùa Bái Đính
Bảo tháp chùa Bái Đính

Những nghệ nhân, kiến trúc sư nổi tiếng đã bàn bạc và quyết định sử dụng gạch nung Bát Tràng cùng với những hoa văn đặc trưng của thời Lý: mây bay, sóng nước, cánh sen. Những tượng Phật nhỏ làm bằng đá được đặt xung quanh 6 cạnh của Bảo tháp. 

5.2.4. Hành lang La Hán

Nơi đây sử dụng toàn bộ gỗ Tứ Thiết để xây dựng. Phần mái có kết cấu giá chiêng, chồng rường con nhị. Gồm 2 dãy mỗi dày dài 3.400m với 250 gian, mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. 

Hành lang La Hán
Hành lang La Hán

Dọc hai hành lang, 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá nguyên khối được đặt tại đây. Mỗi tượng cao từ 2 - 2,5m và nặng khoảng 2 - 2,5 tấn. Mỗi pho tượng thể hiện những cảm xúc của con người: hỷ,nộ, ái, ố. 

5.2.5. Tháp Chuông chùa Bái Đính

Tháp Chuông sử dụng bê tông cốt thép chắc chắn và giả gỗ. Được thiết kế theo hình bát giác, 3 tầng mái cong và mái nhỏ dần ở các tầng mái thứ 2 và thứ 3. Các tầng mái được lợp bằng ngói men ống Bát Tràng. 

Tháp Chuông chùa Bái Đính
Tháp Chuông chùa Bái Đính

Tháp Chuông xây dựng lấy ý tưởng từ bông sen - biểu tượng quốc hoa Việt Nam. Cao 22m và đường kính 17m. Bên trong tháp có treo một quả chuông đồng do các nghệ nhân Huế thực hiện và nặng lên đến 36 tấn.

Dưới chuông đồng đặt một chiếc trống khác được đúc giống với trống đồng Đông Sơn. Có trọng lượng 13 tấn, đường kính 7m và cao gần 7m. 

5.2.6. Điện Phật Bà

Tương tự như tam quan, điện Phật Bà cũng được các nhà kiến trúc sư lựa chọn gỗ Tứ Thiết để xây dựng. Với 7 gian, mỗi gian cao 14,8m, dài 40,4m và rộng 16,8m. Gian giữa của điện đặt tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Đúc hoàn toàn bằng đồng dát vàng, nặng 80 tấn và cao 9,57m.

Điện Phật Bà
Điện Phật Bà

5.2.7. Hồ Phóng Sinh

Trong hồ Phóng Sinh được trồng sen, loài hoa tượng trưng cho sự thanh tao, không vướng bận bụi trần. Hồ được xây dựng theo hình chữ nhật, chiều dài 77m và chiều rộng 63m. 

Hồ Phóng Sinh
Hồ Phóng Sinh

5.2.8. Điện Pháp Chủ

Điện Pháp Chủ là một trong những điện chính của chùa Bái Đính. Điện thờ Phật Tổ. Trong điện có 3 cửa võng (loại “cửa giả” dùng để trang trí gian thờ). Tương ứng với 3 cửa võng là 3 bức hoành phi và các câu đối đúc bằng đồng ở hai bên cửa võng.

Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ

Điện Pháp Chủ được xây dựng hoành tráng, đồ sộ. Điện tổng diện tích là 1.945m, cao 30m, dài 44,7m và rộng 43,3m. Điện gồm 2 tầng mái cong, với 8 mái bố trí ở bốn phía. 

Điện Pháp Chủ gồm 5 gian. Gian giữa là pho tượng Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen và niệm hoa sen. Có độ cao là 10m và nặng lên đến 100 tấn. 

5.2.9. Điện Tam Thế chùa Bái Đính

Điện Tam Thế cũng có lối kiến trúc tương tự tháp Chuông và điện Pháp Chủ. Tam Điện thờ Phật với 3 pho tượng khác nhau tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Cả 3 bức tượng đều được đúc bằng đồng, cao 7,2m và nặng 50 tấn. 

Điện Tam Thế
Điện Tam Thế

5.2.10. Vườn Bồ Đề

Cây bồ đề được xem là biểu tượng linh thiêng của Phật giáo. Tượng trưng cho sự giác ngộ của con người hướng đến cửa Phật trước những biến động trong cuộc đời.

Vườn Bồ Đề
Vườn Bồ Đề

Vào ngày 17/5/2008, nhân ngày Đại lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc Việt Nam. 100 cây bồ đề được chiết từ gốc bồ đề Ấn Độ đưa về Việt Nam và đã được các nhà lãnh đạo Việt Nam trồng trong khuôn viên chùa.

5.2.11. Nhà bia

Nhà bia chùa Bái Đính lấy ý tưởng từ nhà bia Tiến sĩ tại Văn miếu Quốc Tử Giám. Trên những tấm bia này là tên những người đã công đức, có công to lớn trong việc xây dựng chùa. 

Nhà bia
Nhà bia

Nhà bia gồm 55 giản, mỗi bia được đặt trên lưng rùa cao 2,9m, rộng 1,45m và dày 0,40m. Mỗi con rùa đá có chiều dài 2,95m, chiều ngang của thân rộng 1,70m và dày 0,97m. Bia đá ở gian chính giữa đặt trên bệ rồng cao nhất, cao 6,9m (tính cả phần đế bệt), rộng 3,5m và dày 0,6m.

5.2.12. Tượng Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc được đặt ở vị trí cao nhất trên đỉnh đồi tại chùa Bái Đính. Đây là Phật Vị Lai, cao hơn 10m và nặng 80 tấn. Du khách lên đến đây sẽ thu trọn toàn bộ khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ chùa Bái Đính vào tầm mắt. 

Tượng Phật Di Lặc
Tượng Phật Di Lặc

6. Những cái nhất tại chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính được mọi người tại Việt Nam nói riêng và những đất nước trong khu vực châu Á nói chung biết đến bởi những kỷ lục mà không phải đất nước nào cũng có thể làm được. Mọi người cùng Viet Fast điểm danh những cái nhất đó nhé.

  • Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.: tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
  • Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời
  • Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: đại hồng chung nặng 36 tấn trong tháp Chuông
  • Bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m
  • Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 nhà (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
  • Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km
  • Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m
  • Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam
  • Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ

7. Những địa điểm du lịch gần chùa Bái Đính

Không phải lúc nào bạn cũng có thời gian rảnh rỗi để đi tham quan chùa Bái Đính. Tại sao bạn không nghĩ đến việc tham quan nhiều điểm du lịch khác gần chùa Bái Đính nhỉ? Dưới đây những điểm đến nổi tiếng tại Ninh Bình:

  • Quần thể danh thắng Tràng An
  • Tam Cốc - Bích Động
  • Cố đô Hoa Lư
  • Hang Múa
  • Động Am Tiên
  • Vườn chim Thung Nham
  • Đầm Vân Long
  • Vườn Quốc gia Cúc Phương

8. Đặc sản tại chùa Bái Đính

Đã cất công đến chùa Bái Đính thì nhất định bạn phải thử đặc sản vùng đất sinh ra những kiệt tác văn hoá lâu đời Ninh Bình. Với những cái tên chỉ nghe thôi đã khiến bạn đọc bụng sôi cồn cào.

  • Cơm cháy ruốc
  • Xôi trứng kiến
  • Thịt dê núi
  • Gỏi cá nhệch
  • Bún mọc
  • Cá kho gáo
  • Miến lươn
  • Cua đồng rang lá lốt
  • Bánh trôi Ninh Bình
  • Rượu cần Nho Quan

Với những gì được chia sẻ ở trên, Viet Fast tin rằng với những người chưa từng đến đây bao giờ nhưng có trong tay cẩm nang về chùa Bái Đính thì không còn phải lo gì nữa. Chúc bạn có một chuyến du lịch thật vui vẻ, ý nghĩa bên người thương và gia đình nhé. 

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)