Chùa Tam Chúc - "THÔI MIÊN" mọi du khách bốn phương

Chùa Tam Chúc - Ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, phong cảnh hữu tỉnh tại Hà Nam. Viet Fast cùng bạn khám phá mọi ngóc ngách nơi đây nhé. 

Mục lục
[ Ẩn ]
Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc 

1. Chùa Tam Chúc ở đâu?

Tam Trúc là một khu du lịch quốc gia nằm trong khu du lịch ấy không thể không nhắc đến chùa Tam Chúc. Ngôi chùa này nằm giữa thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 

2. Sự tích chùa Tam Chúc 

Đến chùa Tam Chúc mà không biết đến sự tích của ngôi chùa quả thực mà một thiếu sót lớn đấy nhé các bạn. Chùa Tam Chúc gắn liền với truyền thuyết: tiểu lục nhạc, hậu thất tinh.

Sự tích về ngôi chùa được kể lại rằng trên những ngọn núi của dãy núi Thất Tinh xuất hiện một đốm sáng. Được ví như 7 ngôi sao cùng phát ra ánh hào quang sáng rực cả một vùng trời. 

Người dân quanh vùng biết đến sự kỳ lạ này bắt đầu truyền tai nhau và lũ lượt kéo nhau đến núi Thất Tinh. Với mục đích có thể lấy được những ngôi sao này vì thế đã đốt lửa ngày qua ngày chất thành đống tại đây.

Thế nhưng, do đốt lửa quá nhiều, những ngôi sao này đã mờ dần và chỉ còn 3 ngôi sao còn sót lại. Chính vì thế, ngôi chùa Thất Tinh đã được đổi thành chùa Ba Sao (Tam Trúc) cái tên mà chúng ta hiện nay vẫn thường gọi. 

3. Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc chỉ các thành phố Hà Nội 70km. Chính vì thế, mọi người dễ dàng đến nơi đây bằng nhiều phương tiện khác nhau và lựa chọn phương tiện thuận tiện cho việc di chuyển của bạn.

3.1. Di chuyển bằng xe buýt

Nếu bạn muốn di chuyển đến Tam Chúc với chi phí rẻ thì xe buýt là lựa chọn hợp lý nhất. Bạn sẽ bắt chuyến buýt số 206 xuất phát từ bến xe Giáp Bát đi Phủ Lý, Hà Nam với giá vé 35.000 VNĐ/lượt. Đến nơi, bạn bắt xe ôm hoặc taxi đến chùa Tam Chúc.

Tuy nhiên, phương thức di chuyển này mất khá nhiều thời gian, bạn phải chuyển nhiều xe và dẫn đến bị đuối sức, đến chùa không còn sức khoẻ để khám phá nơi đây. Viet Fast khuyên bạn nên cân nhắc thật kỹ lựa chọn cách di chuyển này.   

3.2. Di chuyển bằng xe khách

Hà Nam khá gần với Hà Nội, nên những tuyến xe khách Hà Nam - Hà Nội hay Hà Nội - Hà Nam đương tối nhiều. Giá vé cho một chiều đi chỉ có 50.000 VNĐ/người. Khi xe khách dừng ở thị trấn Ba Sao bạn có thể đi bộ hoặc thuê xe ôm để vào chùa.

Giá xe ôm dao động từ 30.000 - 40.000 VNĐ/lượt đi, bạn cần lưu ý để không bị chặt chém giá nhé. Còn một lưu ý nữa là bạn nên cẩn thận việc chọn xe khách từ ban đầu vì nhiều nhà xe chỉ dừng ở Phủ Lý và từ đây cách chùa khá xa khoảng 10km. 

3.3. Thuê xe ô tô di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc

Nếu chuyến đi của gia đình bạn đông thành viên có cả trẻ nhỏ và người cao tuổi thì việc thuê xe ô tô để di chuyển đến chùa Tam Chúc là hợp lý hơn cả. Gia đình có thể tự lái hoặc thuê luôn xe có tài xế sẽ chủ động về thời gian hơn. 

Bạn có thể thuê xe ô tô di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc, Hà Nam
Bạn có thể thuê xe ô tô di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tam Chúc, Hà Nam

3.4. Di chuyển bằng xe máy

Đến chùa Tam Chúc bằng xe máy là một ý tưởng không tồi. Đường đi khá dễ, bạn chạy thẳng theo hướng quốc lộ 1A là đến thành phố Phủ Lý. Đến đây, bạn tiếp tục rẻ theo hướng quốc lộ 12B và chạy thêm khoảng 12km nữa là chùa Tam Chúc hiện ra trước mắt rồi nhé. 

4. Nên đến chùa Tam Chúc vào thời gian nào?

Chùa Tam Chúc mở cửa quanh năm, vì thế bạn có thể ghé chùa thời gian nào cũng được. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp nơi đây thì nên đi vào tháng 8, tháng 10, tháng 1 và tháng 3. 

Từ tháng 1 đến tháng 3, đây là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều hoạt động, lễ hội. Đây là thời điểm chùa khai xuân cho một năm mới. Từ tháng 8 đến tháng 10, đây là mùa sen và thời tiết lúc này khá mát mẻ, dễ chịu. 

5. Sắm những lễ gì khi đến chùa Tam Chúc

Sắm lễ là công việc không thể thiếu khi đến chốn Phật tử linh thiêng. Dưới đây là những điều bạn nên biết về sắm lễ:

  • Dâng hương tại ban thờ Phật chỉ nên sắm lễ chay: hương, hoa quả, bánh kẹo, chè, thuốc lá,...
  • Dâng hương tại ban thờ Thánh, Mẫu, Đức Ông nên sắm lễ mặn: sôi, gà, giò, rượu, hương,...
  • Vàng mã, tiền âm phủ chỉ nên đặt ở các ban thờ Thánh, Mẫu, Đức Ông
  • Không đặt vàng mã, tiền âm phủ tại ban thờ Phật
  • Tiền thật không để tuỳ tiện ở các ban thờ mà để vào hòm công đức của nhà chùa
  • Hoa dâng lễ tại chùa nên là hoa tươi: hoa cúc, hoa huệ, hoa sen,...
  • Không được dùng các loại hoa dại, hoa nước ngoài

6. Khám phá Chùa Tam Chúc

Mọi người đã đến được chùa Tam Chúc rồi vậy thì hãy cùng Viet Fast khám phá nơi đây nhé. Mọi người thử xem nơi đây có xứng đáng với danh xưng ngôi chùa lớn nhất thế giới không nhé.

6.1. Nhà khách Thuỷ Đình 

Đây là nơi bạn thấy đầu tiên khi đến với chùa Tam Chúc. Dành 15 - 20 phút thăm quan, ngắm cảnh bên ngoài và chụp những bức hình làm kỷ niệm tại đây. Sau đó mua vé vào thăm quan bên trong Thuỷ Đình.

Nếu bạn yêu thích sông nước, thích được ngắm cảnh thiên nhiên núi rừng thì di chuyển vào chùa bằng thuyền nhé. Giá vé là 200.000 VNĐ/người/lượt đi về. Ngoài ra, bạn còn có lựa chọn khác là di chuyển bằng xe điện với giá vé 90.000 VNĐ/người/lượt đi về. 

Đúng như tên gọi nhà khách nên nơi đây có không gian rộng lớn, có bàn ghế cho du khách ngồi nghỉ chân. Bên trong được xây dựng theo lối kiến trúc cổ xưa, trang nghiêm. Những bức tranh lớn treo trên tường có gắn đèn led mô tả toàn cảnh ngôi chùa. 

6.2. Cổng Tam Quan

Đứng trước cổng chùa Tam Quan bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự quy mô và rộng lớn. Trước cổng là bến du thuyền và màu vàng nổi bật của xe điện để đưa đón khách tham quan. Có hai con đường lớn ở hai bên cổng để du khách đi vào chính điện.

Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan

Di chuyển tiếp bạn sẽ thấy vườn Cột Kinh (32 Cột Kinh) lớn, kiên cố. Mỗi cột đá nặng lên đến 200 tấn, được làm từ đá xanh ở vùng đất xứ Thanh. Chân cột thiết kế lấy ý tưởng đài sen, thân cột có hình lục giác và đỉnh cột là hình nụ sen. 

6.3. Tam Điện

Tiếp theo cuộc hành trình khám phá chùa Tam Chúc, Viet Fast dẫn mọi người đến nơi nguy nga, lộng lẫy nhất, khó ai có thể rời mắt khỏi nơi đây đó là Tam Điện. Tam Điện bao gồm: 

6.3.1. Điện Quan Âm

Khi đến Điện Quan Âm thứ đập vào mắt bạn đầu tiên đó một bức tượng phật khổng lồ nổi tiếng và nặng lên đến 200 tấn. Đây cũng là điện đầu tiên của Tam Điện. 

Điện Quan Âm
Điện Quan Âm

6.3.2. Điện Pháp Chủ

Tiếp theo, chúng ta đến với điện thứ 2 là Điện Pháp Chủ. Tại đây thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni nặng 200 tấn, cao 31m và mặt sàn rộng 3000 mét vuông. Đây là cái nhất đầu tiên ở chùa Tam Chúc bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á cho đến nay. 

Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ

6.3.3. Điện Tam Thế

Điểm đến cuối cùng của Tam Điện là Điện Tam Thế. Nơi đây thờ ba pho tượng phật được đúc bằng đồng đen và nằm ngay chính điện. Ba tượng phật với ý nghĩa tâm linh tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai.

Điện Tam Thế
Điện Tam Thế

6.3.4. Một vài di vật khác tại Tam Điện

Bên cạnh những pho tượng khổng lồ, thì trước sân Tam Điện còn có một cây bồ đề được cắt một nhánh từ cây bồ đề có tuổi đời 2125 năm. Cây bồ đề này như là quốc bảo của đất nước nổi tiếng với di sản Phật giáo Sri Lanka. 

Lễ rước cây bồ đề 2125 năm tuổi
Lễ rước cây bồ đề 2125 năm tuổi

Ngoài ra, du khách còn được chiêm ngưỡng vạc đồng đen cao 4m. Những danh lam thắng cảnh Việt Nam được các nghệ nhân điêu khắc kỳ công xung quanh vạc đồng. Cùng với đó là vài lời trích dẫn của thiền sư Nguyễn Minh Không - sư tổ chùa Bái Đính. 

Vạc đồng đen thu hút tò mò của du khách
Vạc đồng đen thu hút tò mò của du khách

6.4. Đàn tế trời - chùa Ngọc

Để đến được chùa Ngọc bạn phải leo bộ một quãng đường khá dài. Tuy nhiên, khi bạn đã chinh phục được chùa Ngọc thì bạn sẽ thấy rằng công sức bỏ ra xứng đáng. Bởi lẽ, bạn sẽ được đứng ở nơi thật cao để ngắm non nước hùng vỹ mà thiên nhiên ban tặng cho chùa Tam Chúc.

Đàn tế trời lung linh khi lên đèn
Đàn tế trời lung linh khi lên đèn

Hơn nữa, chùa Ngọc sử dụng toàn bộ đá granite để xây dựng. Vì thế, diện tích xây mặt sàn chỉ có 13 mét vuông nhưng ngôi chùa này nặng lên đến 2000 tấn. Với những điều này, đã đủ để bạn quyết tâm khám phá chùa Ngọc chưa nhỉ?

6.5. Đình Tam Chúc

Ngôi đình này có nguồn gốc lịch sử khá lâu đời từ thời vua Đinh. Đình Tam Chúc thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Ngôi đình nằm ở vị trí khá đặc biệt nằm giữa hồ nước rộng lớn, bốn bể là nước và núi. 

Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc

Đình Tam Chúc và chùa Tam Chúc nối với nhau bằng một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Xung quanh hồ trồng rất nhiều sen, nếu bạn đi vào dịp sen nở, bạn sẽ thấy mình như đang sống ở chốn bồng lai tiên cảnh giữa trần gian.

7. Những địa điểm du lịch gần chùa Tam Chúc

Nếu sau một ngày khám phá chùa Tam Chúc, bạn vẫn còn lưu luyến về thiên nhiên, con người nơi đây thì có thể ghé đến những địa điểm du lịch gần chùa Tam Chúc: 

  • Khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng
  • Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc
  • Khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang
  • Chùa Hương
  • Chùa Bái Đính

8. Đặc sản khi đến chùa Tam Chúc, Hà Nam 

Bạn cùng gia đình, người thân đã cất công đến hành hương tại chùa Tam Chúc thì nhất định phải thưởng thức đặc sản của Hà Nam đấy nhé. Để chuyến du lịch chùa Tam Chúc thêm trọn vẹn, ý nghĩa. 

  • Cá kho làng Vũ Đại
  • Bánh cuốn Phủ Lý
  • Mắm cáy Bình Lục
  • Bún cá rô đồng Hà Nam
  • Bún Tái Kênh
  • Bánh đa Kiện Khê
  • Rượu làng Vọc - Vọc Long Tửu
  • Chuối ngự Đại Hoàng
  • Bánh chưng làng Đầm
  • Thịt dê núi
  • Chè bà Phóng

9. Nghỉ ngơi ở đâu tại chùa Tam Chúc 

Nếu bạn muốn tìm chỗ nghỉ ngơi lấy sức tiếp cuộc hành trình khám phá nhiều hơn nữa về chùa Tam Chúc thì có thể lựa chọn khách xá Tam Chúc nhé. Nơi đây, được xây dựng với mục đích phục vụ du khách hành hương lễ phật muốn nghỉ ngơi qua đêm. 

Khách xá nằm ngay trong khuôn viên của chùa. Với tổng số lượng phòng lên đến 72 phòng. Có đầy đủ các hạng phòng và mức giá khác nhau để du khách lựa chọn phù hợp với nhu cầu của bản thân.

10. Lưu ý khi đến chùa Tam Chúc

Chốn cửa phật là nơi linh thiêng và sẽ có những hạn chế nhất định. Làm thế nào để khám phá hết tất cả và có một chuyến đi chùa Tam Chúc ý nghĩa. Dưới đây là những lưu ý mà mọi người nên biết.

  • Ăn mặc lịch sự, kín đáo
  • Nên đi giày thể thao vì đến chùa Tam Chúc gần như đi bộ hoàn toàn
  • Khi đến các điện thờ không nên bước vào từ cửa chính mà bước vào hai bên cửa của điện
  • Không dẫm chân lên bậc cửa để đi vào điện và mà phải bước qua bậc cửa
  • Thắp hương đúng nơi quy định: bát hương, lư hương, không cắm tuỳ tiện vào tay tượng, gốc cây,...
  • Chùa Tam Chúc tương đối rộng, vì thế bạn nên tham khảo bản đồ trước để không mất thời gian tìm đường
  • Nếu bạn không muốn phải chen chúc, tấp nập thì không nên đi vào những dịp lễ tết, đi vào những ngày thường là lựa chọn hợp lý
  • Trong trường hợp bạn chọn lựa đi chùa Tam Chúc vào những ngày lễ hội thì nên chọn phương tiện di chuyển là xe máy để vào chùa cho tiện, đợi xe điện, thuyền phải xếp hàng

Nếu bạn chưa có dịp đến chùa Tam Chúc, cần những review chân thực nhất thì đừng bỏ qua bài chia sẻ này của Viet Fast nhé. Đến đây, chắc chắn sẽ khiến bạn phải thốt lên hai chữ "tuyệt vời." Chúc bạn và gia đình có chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa nhé.  

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)