Chùa Hương - Hành trình về với chốn Phật tử

Chùa Hương - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng gần Hà Nội. Bạn hãy tham khảo bài viết này làm cẩm nang cho chuyến đi trong tương lai gần nhé. 

Mục lục
[ Ẩn ]
Chùa Hương được du khách viếng thăm vào các dịp lễ tết để cầu bình an
Chùa Hương được du khách viếng thăm vào các dịp lễ tết để cầu bình an

1. Chùa Hương ở đâu?

Chùa Hương còn còn có tên gọi khác là Hương Sơn, nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ven bờ sông Đáy. Nội thành Hà Nội cách chùa Hương khoảng 65 km. Trung tâm của chùa quần thể này là chùa Hương trong động Hương Tích, còn gọi là Chùa Trong.

Hầu hết khi được hỏi về “địa chỉ chùa Hương ở tình nào” người ta sẽ nghĩ ngay đến ngôi chùa linh thiêng của huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây Cũ, nay đã là địa phận thuộc thủ đô Hà Nội. Chùa Hương là một trong những địa điểm du lịch Tết miền Bắc được rất nhiều du khách ghé thăm. 

2. Lịch sử hình thành chùa Hương 

Chùa Hương được xây dựng vào cuối thế kỷ 17, sau đó bị cuộc kháng chiến chống pháp cuối thế kỷ 17 tàn phá. Sau này được phục dựng vào năm 1988 do Hòa thượng Thích Viên Thành chủ trì.

Chùa Hương nổi tiếng với lễ hội chùa Hương được tổ chức ngày 6 tháng âm lịch hàng năm. Lễ hội kéo dài đến hạ tuần tháng 3 và thu hút hàng triệu phật tự cùng các du khách tứ phương trẩy hội. Đây được xem là hành trình hành hương về miền đất Phật linh thiêng.

3. Sự tích chùa Hương

Theo lời Phật thì đây là nơi lưu lại dấu ấn Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành. Người đã ứng thân thành công chúa Diệu Diệu, con vua Diệu Trang Vương và tu hành 9 năm ở động Hương Tích, sau này đắc đạo phổ độ quần sinh, chữa bệnh cho vua cha.

Các truyền sư cổ đức đã tới đây nhàn du mây nước, trong đó có ba vị hòa thượng dựng lên Ma Thiên Trù. Hương Tích và Nam Thiên Trù được lấy tên chung là chùa Hương.

4. Di chuyển đến chùa Hương bằng cách nào?

Dưới đây là những kinh nghiệm đến chùa Hương, Viet Fast cung cấp dịch vụ cho thuê xe có xế đến đây nhiều lần. Đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc di chuyển sao cho thuận tiện nhất. 

4.1. Từ Hà Nội và các tỉnh miền Bắc

Từ trung tâm thành phố Hà Nôi đến với chùa Hương chỉ có 55km. Không quá xa và đường khá đẹp. Bạn tham khảo tuyến đường đi cho từng phương tiện dưới đây nhé.

4.1.1. Di chuyển bằng xe máy

Nếu bạn chọn di chuyển bằng xe máy có thể đi theo cung đường này: Nguyễn Trãi, Thanh Xuân - ngã ba Ba La - Vân Đình - Chùa Hương. Dễ dàng hơn bạn có thể đi theo chỉ dẫn của Google Map hay hỏi những người dân xung quanh trên tuyến đường bạn đến chùa Hương. 

Đặc biệt lưu ý: người điều khiển phương tiện giao thông cần mang đầy đủ giấy tờ tuỳ thân, bằng lái xe, bảo hiểm xe máy và đội mũ bảo hiểm. Để đảm bảo an toàn và có chuyến du xuân trọn vẹn. 

4.1.2. Di chuyển bằng ô tô cá nhân, thuê xe dịch vụ

Đối với những gia đình có xe ô tô riêng hoặc lựa chọn các đơn vị cho thuê xe du lịch thì có thể đi theo tuyến: đường cao tốc Pháp Vân, cầu Rẽ - Đồng Văn - quốc lộ 38 - chợ Dầu - chùa Hương. 

4.1.3. Di chuyển bằng xe buýt

Do Hà Nội không quá xa chùa Hương, mất từ 1 - 2 tiếng di chuyển. Vì thế, cũng có những tuyến bus từ Hà Nội - chùa Hương. Bạn có thể tham khảo:

  • Tuyến bus 211 (xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu)
  • Tuyến bus 78 (xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đi Tế Tiêu)
  • Tuyến bus 75 (xuất phát từ bến xe Yên Nghĩa đi Tế Tiêu)

4.2. Từ miền Nam và Tây Nguyên

Khu vực miền Nam và Tây Nguyên khá xa chùa Hương, vì thế bạn nên lựa chọn di chuyển bằng máy bay đến sân bay Nội Bài và từ đây bắt xe đến chùa Hương. Cách khác bạn có thể di chuyển bằng tàu ra ga Hà Nội và chọn phương tiện để di chuyển đến đây. 

4. Khám phá chùa Hương 

Quần thể chùa Hương bao gồm nhiều công trình kiến trúc với khu vực chính là chùa Ngoài và chùa chính là Chùa Trong. Chùa Ngoài có Tam quan chùa được xây dựng trên khoảng sân lớn lát gạch, sân thứ ba dựng tháp chuông có mái ba tầng. Chùa Trong là một động đá thiên nhiên với lối xuống hạng có cổng lớn, ngoài ra động còn có nhiều bia và thi văn tạc trên vách đá.

4.1. Theo tuyến Hương Tích 

Nếu bạn yêu thích đi bộ và mong muốn khám phá mọi góc gách chùa Hương thì nên lựa chọn thăm quan nơi đây theo tuyến Hương Tích. Viet Fast mời bạn cùng tham khảo nhé. 

4.1.1. Đền Trình 

Đền Trình nằm trên dãy núi Ngũ Nhạc, dãy núi có hình thế một con rồng lớn, uy nghiêm, sinh khí trường tồn. Người xưa đã dựng đền Trình để thờ một vị Tướng có công đánh giặc Ân phì vua Hùng Vương thứ 6.

Trong cuộc kháng chiến chống pháp, đền bị đốt phá, cảnh quan tiêu điều. Sau này, đền được các du khách thập phương và nhân dân Yên Vỹ góp công trùng tư xây dựng lại. 

Năm 1962, Đền Trình được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia
Năm 1962, Đền Trình được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia

4.1.2. Chùa Thiên Trù 

Chùa Thiên Trù được biến đến là nơi nhà vua Lê Thánh Tông và quân lính tuần thú đi qua và đóng quân tại đây. Vốn là người tinh thông về địa lý, thấy nơi đây ứng với địa phận chòm sao Thiên Trù trên trời nên vua đặt tên là Thiên Trù.

Kiến trúc của chùa là Ngũ môn tam cấp, tức là năm cửa ba bậc. Hai bên sân lớn là dãy nhà tranh để du khách nghỉ chân mùa lễ hội.

4.1.3. Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn được phát hiện năm 1903, khi một người dân địa phương vô tình đánh rơi chiếc dao khi đi đào củ mài trên núi Tiên. Năm 1907, động được Hội Thiện Hưng công đức tạc 5 pho tượng từ đá bạch thạch đào trong động, tác gia đình bà chúa Ba, người đã đến chùa Hương chữa bệnh và tu thành chính quả.

Mặc dù nhỏ nhưng địa thế và nhũ đá trong động Tiên Sơn rất đẹp, hình dáng trông như bàn tay của Phật. Ngoài ra còn có các hình thù đa dạng khác như chiêng đá, khánh đá, lúc gõ vào thì phát ra như tiếng nhạc.

4.1.5. Chùa Giải Oan chùa Hương 

Chùa Giải Oan gắn với chuyện về Phật Bà Quan Thế Âm được thờ phụng trong động Hương Tích. Chuyện kể rằng, bà được thần núi cứu từ pháp trường về chùa, được Phật Tổ Nhi Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành. 

Chùa Giải Oan được xây dựng từ thập niên thứ hai của thế kỷ XIX. Trong chùa có một giếng nhỏ với dòng nước trong mát được gọi là giếng Thiên Nhiên Thanh Trì. Cạnh hai bên chùa là 2 động nhỏ là am Phật Tích và động Thuyết Kinh.

4.1.6. Đền Trần Song 

Đền Trần Song xưa là ngôi miếu nhỏ mà người dân Yến Vĩ lập nên để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu. Bà là đấng thần tiên hiện thân ở núi rừng mang lại may mắn cho nhân dân.

Người xưa còn gọi đền Trần Song với cái tên là đền Cửa Võng bởi thế địa lý của đền. Nơi đây là núi cao, dưới chân núi là thung lũng sâu, nhìn qua cạnh thung lũng là võng núi. 

4.1.7. Động Hương Tích chùa Hương 

Động Hương Tích được xem là trọng tâm của quần thể Hương Sơn. Động có hình dáng như con rồng chúa há miệng vờn ngọc. Chúa Trịnh Sâm đã đặt tên cho động là “Nam Thiên đệ nhất động” tức “động đẹp nhất trời Nam” khi có dịp tham quan nơi đây. 

Động Hương Tích có cảnh quan ấn tượng
Động Hương Tích có cảnh quan ấn tượng

Bên trong động là pho tượng Phật bà Quan Âm làm bằng đá xanh. Nhũ đá nhấp nhô tạo thành hình thù ấn tượng, thu hút rất đông lượt khách tới viếng thăm.  

4.1.8. Chùa Hinh Bồng 

Chùa Hinh Bồng được một thương gia tín đồ phật tử Hải Phòng tài trợ xây dựng vào năm 1933. Trước khi xây chùa, đây là một động nhỏ được hội thiện làng Yên Vĩ khai mở trên đỉnh núi Thung Gạo. 

Năm 1992, một tảng đá rất lớn cùng bốn khối đá nhỏ đã lấp kín cửa động trong một lần núi Thung Gạo bị chấn động. Những tảng đá này đã được nhà chùa phá dọn và nhờ công đức của du khách thập phương mà nay điện mẫu đã được xây để thờ Phật.

4.1.9. Theo tuyến Thanh Sơn Hương Đài 

Chùa Thanh Sơn - động Hương Đài nằm tại ngã ba cầu Hội, được hình thành năm 1860. Thời xưa, đây là nơi được các hòa thượng ở Thiên Trù lui tới ngắm cảnh, năm 1930 mới có người trụ trì. 

Đây là một trong những nơi tiêu biểu cho tôn giáo – tín ngưỡng mang màu sắc của văn hóa nước ta. Với địa lý đặc biệt, trong động có chùa, cạnh chùa có động mà nơi đây còn được đặt tên là “Chùa động Thanh Sơn Hương Đài” 

4.1.10. Hang Sơn Thủy Hữu Tình 

Hang Sơn Thủy Hữu Tình được người xưa tìm ra và đặt tên theo địa thế, phong cảnh nơi đây. Hang nằm cạnh dòng suối nhỏ, nước chảy róc rách ngày đêm.

Hang có chiều dài không quá rộng, nhưng đã có niên đại từ lâu. Trong hang có nhiều vật tiền sử từ lâu đời và cả những thạch nhũ muôn hình vạn trạng rất đẹp mắt.

4.1.11. Chùa Thanh Sơn 

Chùa Thanh Sơn được xây dựng từ năm 1860, tọa trên thế đất Phượng Hoàng Âm Thủy. Bao bọc xung quanh là những gò đất tạo thành thế “tam đăng chiếu thất thư, tức là “ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách”.

Chùa Thanh Sơn nằm cạnh bên dòng suối, cạnh động sâu vào lòng núi với nhiều hiện vật tiền sử trên vạn năm. Dựa vào phong thủy của chùa Thanh Sơn, dân làng hội Xá đã mời các vị trụ trì ra yên vị lô hương và đặt nền tam bảo.

Chùa Thanh Sơn được đông đảo du khách thập phương viếng thăm
Chùa Thanh Sơn được đông đảo du khách thập phương viếng thăm

4.1.13. Động Hương Đài 

Con đường dẫn vào động Hương Đài xanh thẳm với hai hàng cau cao vút. Nhìn lên vách đá phải bên động, những ký tự chữ Hán chìm vào trong đá là dấu tích tên động được người xưa để lại.

Chùa trong động Hương Đài nằm ngay phía dưới lòng hàng, bên ngoài là các bàn thờ nhỏ. Phía trên cầu thang là bàn thờ Tổ tạc vào sâu vào vách núi 

4.1.14. Động Long Vân, chùa Long Vân 

Từ Đền Trình nhìn sang là một nhánh suối nhỏ Long Vân, dài 1.5 km. Từ đây lên cao khoảng 150m là tới chùa Long Vân.

Từ Long Vân, cảnh quan tuyệt đẹp với những cánh đồng ruộng bao la cạnh núi, những dòng suối uốn lượn. Động Long Vân cách đó không xa, là một hang sâu với nhiều thạch nhũ hình thù rất lạ.

4.1.15. Chùa Cây Khế 

Chùa Cây Khế nằm ở Tuyến Long Vân, gần chùa Long Vân và động Long Vân. Với phong cảnh non nước hữu tình nơi đây, nhiều du khách đã chọn lựa để viếng thăm ngắm cảnh. 

Chùa Cây Khế có tam bảo thờ Phật. Không khí quanh chùa thoáng đãng, không vướng bụi trần.

4.1.16. Chùa Tuyết Sơn 

Vượt qua dòng suối Tuyết dài 1.5 km là du khách sẽ đặt chân đến chùa Tuyết Sơn. Chùa nằm trong nhá Tuyết Sơn gồm chùa Bảo Đại và động Tuyết Sơn.

Bên trong động Tuyết Sơn là chùa Tuyết Sơn. Hai nhánh nhỏ bên trong động dẫn đến một nơi thờ Phật với vách đá có bức tượng tạc bà quận chúa Ngọc Hương. Một bên khác là điện thờ mẫu, có tượng đá.

4.1.17. Chùa Bảo Đài

Theo sử sách ghi chép, vua Lê đã từng đi đến thôn an xã Yến Vỹ và cho khách tên Bạch Tuyết Môn. Gần đấy là cung Bảo Đài theo hướng lên Ngọc Long Động với nhiều thạch nhũ to và cao trắng nhu tuyết, gọi là cây trường tuyết.

Chùa Bảo Đài được xây dựng theo kiến trúc cổ xưa của người Việt dưới thời Lê – Trịnh. Hiện nay, khi trải qua nhiều lần tu sửa, chùa đã được phục tu lai theo phong cách nhà Nguyễn.

4.1.18. Động Ngọc Long 

Nằm cách chùa Bảo Đài chừng 1.200km là động Ngọc Long, ở thế cao lưng chừng núi, cảnh trí nên thơ tạo nên bức tranh cảnh mặc vô cùng tuyệt đẹp. 

Động có nhiều nhũ đá rất đẹp, có nhiều chỗ quấn quýt lấy nhau như một ổ rồng. Vì hình thù đặc biệt của nhũ đá, người ta đặt tên cho động là “Động Ngọc Long”.

Hình ảnh động Ngọc Long
Hình ảnh động Ngọc Long

4.1.19. Chùa Cá 

Chùa Cá thuộc tuyến Tuyến Sơn, nổi tiếng với phong cảnh hữu tình mê đắm du khách viếng thăm. Chùa nằm bên vách núi cheo leo, nhìn ra cảnh đồng lúa mênh mông với dòng suối uốn lượn.

Chùa Cá nằm trong một động nhỏ, gần động Tuyết Sơn. Những hình thù trong động cũng rất đặc trưng và đa dạng, nằm cạnh nhau tạo nên những quần thể đẹp mắt.

4.2. Khám phá chùa Hương bằng cáp treo

Chùa Hương không chỉ đẹp vào mỗi mùa xuân. Mỗi một mùa trong năm, chùa Hương lại có những vẻ đẹp riêng. Bạn thử đến với địa điểm du lịch miền Bắc mùa đông - chùa Hương để nhìn thấy vẻ đẹp rất khác của nơi đây. 

Đến với chùa Hương, quý khách có thể chọn đi bằng cáp treo để thưởng thức cảnh đẹp từ trên cao. Giá vé cáp treo năm 2021 cụ thể như sau:

  • Người lớn: 180.000 VNĐ vé khứ hồi và 120.000 VNĐ vé một chiều
  • Trẻ em: 120.000 VNĐ vé khứ hồi và 90.000 VNĐ vé một chiều 

Lưu ý:

  • Giá vé áp dụng cho cả người Việt Nam và người nước ngoài
  • Vé trẻ em tính cho chiều cao dưới 1,1m
Khám phá chùa Hương bằng cáp treo
Khám phá chùa Hương bằng cáp treo

5. Đặc sản tại chùa Hương 

Chùa Hương không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp mà còn có nhiều đặc sản của người dân trong vùng mà bạn có thể mua về làm quà:

  • Rau sắng chùa Hương
  • Mơ chùa Hương
  • Đặc sản từ củ mài
  • Chè lam 
Đặc sản chè Lam
Đặc sản chè Lam

6. Lưu ý khi đến chùa Hương 

Khi du lịch tại chùa Hương bạn cần chú ý những điểm sau để có được một chuyến đi trọn vẹn nhất:

  • Lựa chọn trang phục lịch sự 
  • Chuẩn bị lễ ở nhà, tránh bị ép giá khi mua gần chùa
  • Bảo quản đồ cá nhân khi tham quan chùa
  • Xem trước thời tiết để không ảnh hưởng đến lộ trình

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm để khám phá chùa Hương – quần thể di tích nổi tiếng tại Hà Nội. Chúc bạn có được một chuyến đi trọn vẹn với nhiều điều thú vị.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)